3 mẹo giao dịch sam seiden mà mọi nhà giao dịch cung và cầu đều phải biết! | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ 3 mẹo giao dịch sam seiden mà mọi nhà giao dịch cung và cầu đều phải biết!

  • Thread starter admin
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 576

admin

Administrator
942
27
Phương pháp giao dịch theo vùng cung cầu của Sam Seiden hiện nay được rất nhiều trader biết đến. Sam Seiden còn cũng là một blogger chuyên về phân tích kỹ thuật của trang fxstreet, anh này cũng thường xuyên tổ chức các khóa học trên blog cá nhân. Dựa trên một số bài viết về cách sử dụng vùng supply demand của Sam Seiden, mình xin phép tổng hợp lại thành từng bài để anh em tiện nghiên cứu.

nguồn: 3 Sam Seiden Trading Tips Every Supply & Demand Trader Must Know!

Tuy anh tác giả của trang forexmentoronline không đồng ý với nhiều quan điểm của Sam Seiden lắm (như cách chọn vùng supply demand, cách trade và lý giải cách hình thành vùng supply demand...). Quan điểm mình vẫn thấy cách xác định vùng supply demand và một số quan điểm về vùng supply demand khá ổn, ví dụ như chủ đề dưới đây.

Sử dụng vùng supply demand ở khung thời gian thấp bên trong vùng supply demand ở khung thời gian lớn (low timeframe inside hight timeframe)

Một trong những cách rất hay mình đọc được để tăng độ chính xác của vùng supply demand đó là bạn nên tìm vùng supply demand ở khung thời gian thấp bên trong khung thời gian lớn hơn.

Các bạn có thể sẽ đặt câu hỏi: thế thì khung thời gian nào trader nên sử dụng? Và kết hợp chúng như thế nào? Câu trả lời của mình là tùy vào bản thân bạn. Tiếp tục đọc để hiểu nhé.

Một vùng supply demand trên khung daily có thể chứa đựng hàng trăm vùng supply demand của khung M1 (con số có thể lớn hơn), vì thế sẽ cực kỳ vô lý nếu như bạn sử dụng khung thời gian M1 để tìm điểm vào cho khung daily.

Tác giả khuyên bạn nên kết hợp đa khung thời gian với tỉ lệ vừa phải như H1 với H4, M1 với M5 (nghĩa là tỉ lệ không quá cao, tầm 1:3 1:4 là đẹp). Chính tác giả cũng đã backtest cách sử dụng 2 khung này trong vòng 1 năm trên cặp EURUSD và nhận thấy nếu bạn chỉ trade khung H1 bên trong khung H4 bạn sẽ có tỉ lệ thắng cao hơn nếu bạn chỉ dùng khung H1 và không có thêm yếu tố hỗ trợ nào khác.



Trên đây chúng ta có chart AUDUSD khung thời gian H4.

Tác giả đã đánh dấu sẵn 3 vùng supply demand có màu nâu, chúng ta sẽ nhìn sâu hơn các vùng supply demand của khung H4 ở khung thời gian thấp (H1) để tìm các vùng supply demand. Ta sẽ sử dụng các vùng này để tìm các cơ hội vào lệnh.



Trên chart H1, chúng ta thấy các vùng demand bên trong khung H4 được đánh dấu màu tím.

Cả 2 vùng demand đều hoạt động rất tốt, giá đảo chiều rất nhanh khi tiến vào các vùng này. Ở vùng supply demand H4 trên cùng (vùng nâu ở bên trên) hiện không có vùng supply demand nào của khung H1 hiện diện bên trong.



Hình này tác giả vẽ thêm một số vùng supply demand khác cũng nằm trong khung H1 nhưng không nằm bên trong vùng supply demand khung H4. Bạn có thể tự so sánh và xem tác động của sự "confluence" giữa các vùng supply demand đa khung thời gian lúc này có vai trò quan trọng như thế nào.

Phân tích kết hợp vùng supply demand đa khung thời gian (như trường hợp ví dụ là H1 so với H4) có thể tăng tỉ lệ dự báo giá đảo chiều thành công rất tốt nhưng cũng đòi hỏi trader phải kiên nhẫn. Sự kiên nhẫn này thay đổi tùy theo cách trader chọn cách kết hợp các khung thời gian. Nếu bạn chọn khung thời gian càng cao thì cơ hội càng hiếm, ngược lại khung thời gian thấp thì cơ hội càng nhiều. Nhưng nhiều cơ hội cũng có nghĩa tính chính xác sẽ giảm xuống.

Một số cách kết hợp khung thời gian để bạn lựa chọn:
  • Weekly và Daily.
  • Daily và H4.
  • H4 và H1.
  • H1 và M15.
  • M15 và M5.
  • M5 và M1.
Đọc thêm:
  • Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand.
  • Xác định vùng supply demand.
  • Trade price action trong vùng supply demand.
Trên đây chỉ là những ý kiến chủ quan của mình (và của tác giả gốc) về cách sử dụng đa khung thời gian với vùng supply demand. Ý kiến của bạn thế nào về cách sử dụng vùng supply demand như thế này?
 
Top Bottom