4 bước phân tích biểu đồ thành công và không căng thẳng | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ 4 bước phân tích biểu đồ thành công và không căng thẳng

  • Thread starter admin
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 365

admin

Administrator
942
27
Quản lý lệnh là bước rất mệt mỏi và đầy căng thẳng, và nó là thứ sẽ quyết định anh em sẽ đem về bao nhiêu lợi nhuận. Phần lớn sự căng thẳng sẽ đến từ quản lý lệnh - tức sẽ làm gì sau khi vị thế đã vào, tất cả những cảm xúc tham sợ mạnh mẽ nhất cũng đến từ giai đoạn này.
Biên dịch từ : Four Steps To Successful And Stress-free Trade Management

1: Bức tranh toàn cảnh​


Anh em nhớ rằng ta chỉ bàn đến vấn đề quản lý lệnh - tức làm gì SAU KHI vị thế đã khớp. Giả sử anh em đã có 1 hệ thống cho điểm vào và dừng lỗ rồi, nên ta sẽ không bàn về việc vào lệnh tại đâu nữa.

Bức tranh toàn cảnh sẽ cho anh em biết rất nhiều về tiềm năng của cái trade vừa vào. Thị trường đang làm gì? Con sóng đẩy hay sóng điều chỉnh trong xu hướng? Có xu hướng không hay chỉ đang tích luỹ? Tích luỹ 1 cách ngẫu nhiên hay trong 1 mô hình, hay trong 1 vùng phạm vi? Có kháng cự hỗ trợ dài hạn nào gần đó không?

Ví dụ:



Giả sử anh em đã sell tại thanh pin bar bearish đuôi dài này với kỳ vọng giá sẽ đảo chiều giảm. Bối cảnh: giá đang trong 1 giai đoạn tích luỹ (củng cố) với các con sóng tăng giảm thất thường, tức không tồn tại xu hướng.

2: Đánh dấu vùng kháng trở đầu tiên​


Giờ ta sẽ đánh dấu vùng đầu tiên có thể kháng trở con đường giảm của giá. Có thể là 1 swing high/low gần đó, 1 đường ma. Không nhất thiết phải là 1 hỗ trợ kháng cự rất mạnh, chỉ cần vùng đó có chút kháng trở là đã có thể đánh dấu được rồi.

Ví dụ:



Ô xanh là vùng kháng trở đầu tiên. Khá gần vị trí vào lệnh

3: Đánh dấu các vùng kháng trở tiếp theo​


Các vùng kháng trở tiếp theo sẽ giúp anh em dự kiến trước phản ứng của giá khi tiếp cận các vùng này. Từ đó tránh bị bất ngờ.

Ví dụ:



Con đường giảm của giá phải trải qua 3 kháng trở, trong đó vùng hỗ trợ cuối cùng rất mạnh hợp lưu với đường xu hướng màu đỏ. Như vậy ta sẽ quan sát khi giá tiến gần các kháng trở này và lên kế hoạch phù hợp

4: Dời dừng lỗ (trailing stop)​


Ví dụ:



Giá chạm kháng trở đầu tiên và ngay lập tức ta thấy phản ứng. Tuy nhiên vẫn tiếp tục giữ lệnh

Sau khi xuyên qua kháng trở 1, ta đã có thể dời SL đến đường đỏ. Giá đang tiến tới kháng trở 2





Chạm kháng trở 2. Lúc này đã có thể dời SL xuống thấp hơn, phía trên đỉnh của 2 thanh pin bar nhỏ



Giá xuyên thủng kháng trở 2. Cái trade đang diễn biến rất tốt. Dời SL xuống tiếp tục phía trên swing high của kháng trở 2



Giá chạm kháng trở 3 - kháng trở mạnh nhất. Lúc này ta cần phải dời SL chặt hơn nữa bởi đây là 1 kháng trở mạnh.



Giá cán trailing stop. Ta đã có 1 giao dịch rất tốt. Quan trọng là ta không hề bị bất ngờ trước hành vi giá
 
Top Bottom