5 lời khuyên về quản lý tài chính cá nhân của tỷ phú lý gia thành | Cộng Đồng Forex Việt

5 lời khuyên về quản lý tài chính cá nhân của tỷ phú lý gia thành

Sơn Xoăn

Administrator
19
1

Theo tạp chí Forbes, doanh nhân Lý Gia Thành người được mệnh danh là tỷ phú của mọi tỷ phú Hong Kong – Cựu Chủ tịch CK Hutchison Holdings và CK Asset Holdings – hiện vẫn dẫn đầu danh sách tỷ phú giàu nhất Hồng Kông, nắm giữ trong tay khối tài sản 34,9 tỷ USD. Ông luôn được giới kinh doanh kính trọng và đánh giá là một trong những nhà đầu tư có ảnh hưởng nhất ở châu Á.​

Theo vị tỷ phú này, để đạt được sự giàu có hãy Tỉnh táo với nguồn tài chính cá nhân – Bất kể thu nhập hằng tháng của bạn là bao nhiêu, hãy chia nó thành năm khoản chi nhỏ khác nhau. Bạn có thể phân theo mức độ 30%, 20%, 15%, 10% và 25% theo từng mục đích cụ thể:



1. Khoản tiền đầu tiên: chi phí sinh hoạt

Hãy sống đơn giản. Các bữa ăn trong ngày không cần quá cầu kỳ, chỉ cần đủ chất. Không nên tốn quá nhiều tiền vào việc ăn uống linh đình, hội họp với bạn bè. Nên nhớ, ngoài ăn uống, bạn còn hóa đơn điện nước, điện thoại, dịch vụ khác… cần đến “sự góp mặt” của lương. Vì vậy, đây là khoản chi đầu tiên mà chúng ta cần lưu tâm nhất.

Có thể có rất ít bạn trẻ quan tâm đến vấn đề này, tuy nhiên chính những khoản chi tiêu lắt vặt không cụ thể này mới là "kẻ thù" số 1 cho ví tiền của chúng ta đó. Vì vậy, hãy cẩn thận kiểm soát các khoản chi tiêu của mình cẩn thận. Tốt nhất hãy lập kế hoạch chi tiêu bài bản để theo dõi các khoản chi tiêu của mình tốt nhất, từ đó chúng ta có thể tính toán được những khoản chi phí cần thiết và không cần tiết để kiếm soát ví tiền của mình.

Ngoài ra, chúng ta có thể áp dụng giải pháp tài chính 6 chiếc lọ, đây cũng là một giải pháp tuyệt vời để chúng ta thắt chặt chi tiêu, kiểm soát việc tiêu tiên của bản thân. Từ đó có được những khoản tiền để dành hay đầu tư cho tương lai.

2. Khoản thứ hai: Giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ cá nhân

Mỗi tháng, hãy mời khoảng hai người ra ngoài ăn trưa/tối. Nhưng, bạn chỉ nên mời những người thông minh, nhạy bén hơn, giàu có hơn bạn, hoặc đã giúp đỡ mình trong sự nghiệp. Hãy chắc chắn rằng họ luôn làm việc chăm chỉ và có cái nhìn bao quát hơn bạn về các vấn đề trong xã hội. Làm điều này mỗi tháng và sau một năm, “cổ tức” bạn nhận được đó là sức ảnh hưởng, danh tiếng sẽ lan rộng và phát triển nhanh chóng.



3. Khoản thứ ba: Học hỏi

Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi", Nhà bác học nổi tiếng Đác-Uyn cũng có câu nói rất nổi tiếng "Bác học không có nghĩa là ngừng học, Bác học là những người học rộng, hiểu biết sâu về một hoặc nhiều ngành khoa học ....” Đến những người lỗi lạc với tầm hiểu biết trải rộng khắp thế giới trong mọi lĩnh vực còn quan niệm về việc học như vậy thì tại sao chúng ta lại ngừng lại việc học hỏi của mình?

Mỗi tháng hãy dành một số tiền để mua sách. Vì tiền luôn có giới hạn, nên bất cứ khi nào mua sách, hãy cố gắng đọc và “thẩm thấu” hết các bài học, chiến lược được cung cấp trong đó và truyền lại cho người khác theo cách của riêng bạn. Ngoài ra, cố gắng tiết kiệm tiền để tham dự một khóa đào tạo được nhiều người thành công tìm đến, điều đó giúp bạn không chỉ có được kiến thức, mà còn tìm ra những người bạn cùng chí hướng.


4. Khoản thứ tư: du lịch – đặc biệt là ở nước ngoài

Hãy cho phép bản thân đi du lịch ít nhất một lần trong năm. Du lịch sẽ tặng bạn thêm trải nghiệm. Sau một vài năm, đến nhiều quốc gia, gặp nhiều người, quan điểm về cuộc sống sẽ thay đổi đa chiều và giúp bạn trưởng thành hơn.

Có rất nhiều người vì tiết kiệm tiền mà không dám đi du lịch. Tuy nhiên đây chính là một khoản đầu tư vào bản thân rất đáng làm, đặc biệt là khi bạn vẫn còn trẻ và còn cần phải học hỏi thêm nhiều kiến thức mới. Rất có thể trong những chuyến đi ấy sẽ giúp bạn khám phá ra rất nhiều điều mới lạ có ích cho sự nghiệp của bạn đó.



Ngoài ra, biết đâu bất ngờ trong một chuyến đi xa bạn sẽ quen được thêm những đối tác hay một người có chung ý tưởng để làm nên “đại sự” thì sao. Vậy nếu như bạn muốn phát triển thì đừng bao giờ ngại trích ra một khoản đầu tư cho các chuyến du lịch, đặc biệt là du lịch nước ngoài.

5. Khoản thứ năm: Đầu tư

Liên tục cố gắng gửi tiền tiết kiệm hàng tháng vào tài khoản ngân hàng. Sử dụng số tiền này cho vốn khởi nghiệp ban đầu – chẳng hạn như một doanh nghiệp nhỏ. Nếu có phá sản thì cũng chỉ mất đi ít tiền. Sau một vài năm, bạn có thể bắt đầu tiết kiệm cho mục đích lâu dài. Nó sẽ là khoản tiền đề phòng khi có khó khăn xảy đến và đảm bảo sự ổn định trong chất lượng cuộc sống của bạn.
 
Top Bottom