Biểu đồ hàng ngày so với biểu đồ 1 giờ - bạn nên giao dịch cái nào? | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ Biểu đồ hàng ngày so với biểu đồ 1 giờ - bạn nên giao dịch cái nào?

admin

Administrator
942
27
Để trả lời câu hỏi này quả thật không phải dễ. Bài viết hôm nay sẽ dành riêng cho những trader vẫn còn đang phân văn giữa hai khung thời gian D1 và H1, giữa scalping và swing trading.
biên dịch từ : Daily Chart vs 1 Hour Chart – Which One Should You Trade ?

Trước khi trả lời chính xác câu hỏi giữa khung thời gian D1 và H1 thì khung nào tốt hơn, chúng ta sẽ cùng phân tích một số thứ.

Đầu tiên, vài người có một niềm tin rằng khung thời gian mà họ chọn luôn luôn tốt hơn khung thời gian khác.

Ví dụ, một trader nhận thấy rằng mình giao dịch hợp với khung D1 hơn, vì anh ấy nhìn thấy nhiều cơ hội tốt hơn so với khi bật sang khung thời gian khác, nhất là khung H1.

Tại sao họ lại đi đến kết luận như vậy?

Bởi vì tất cả các khung thời gian lớn hơn sẽ là sự tổng hợp thông tin từ những khung thời gian nhỏ hơn, một cây nến ở khung D1 sẽ thể hiện hành động của các cây nến H1 trong suốt một ngày. Nếu bật sang đồ thị H1, chúng ta sẽ tìm thấy 24 cây nến H1, chúng chính là một tập hợp để tạo nên 1 cây nến D1.

Vậy làm thế nào biết khung thời gian nào tốt hơn khung thời gian nào trong khi cả hai khung thời gian đều biểu diễn cùng một thông tin?



Đường dọc màu xanh đánh dấu một cây nến D1 - một cây nến đỏ dài.



Cũng một diễn biến giá như vậy nhưng được biểu diễn bằng 24 cây nến H1.

CHÚNG TA NÊN GIAO DỊCH Ở KHUNG THỜI GIAN NÀO?

Nói thật, nó tùy thuộc vào sở thích và tính cách mỗi người.

Nhiều người tin rằng giao dịch ở khung thời gian cực thấp có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Tôi không muốn tranh luận là họ có thể kiếm được tiền hay không, có thể là học luyện được các kỹ năng tâm lý và sự nhạy bén để hành động nhanh ở các khung thời gian thấp.
Những trader thích giao dịch ở khung M1 và khung M5 không đòi hỏi phải có kỹ năng phân tích giỏi. Tất nhiên bạn cũng sẽ cần sử dụng các đường kháng cự / hỗ trợ, các mẫu hình nến để phát hiện cơ hội vào lệnh nhưng những thứ đó sẽ không phải là yếu tố quyết định sự thành bại của bạn trong "chuyến tàu nhanh" như thế này.

Vấn đề là tốc độ. trader cần phải có sự nhạy bén.

Tương tự như vậy, tất cả mọi quyết định của bạn đều phải nhanh hơn nến bạn trade trên khung H1 mà không phải là D1.

Mặt khác, bạn sẽ thắng thắng thua thua nhiều lần hơn nếu giao dịch khung H1. Một hệ quả tất yếu, cảm xúc của bạn sẽ tăng lên tuột xuống liên tục theo những kết quả đó.
Vì những lý do như vậy, tôi thường tránh xa những khung thời gian từ H1 trở xuống.

KHÔNG CÓ THỜI GIAN RẢNH - HÃY SỬ DỤNG KHUNG D1

Khung D1 quả là một món quà trời ban cho những người muốn tham gia thị trường Forex nhưng lại không có thời gian rảnh rỗi, những người đã có một công cụ toàn thời gian.

Họ chỉ một ít phút, vài giờ vào cuối mỗi ngày để phân tích thị trường, tìm ra cơ hội giao dịch và vào lệnh.

Nếu có một hạn chế khi dùng đồ thị D1 để giao dịch thì hạn đó là nó yêu cầu trader phải nhiều vốn hơn mới có thể giao dịch hiệu quả được.

Nếu một trader không có công việc ổn định sẽ không thế có đủ số tiền cần thiết. Vì thế tôi nghĩ nếu các bạn là một trong số này thì khuyên bạn nên tránh xa khung D1.

Vì sao lại như vậy? Đồng ý là giao dịch ở khung thời gian nào, thì số tiền bạn cần cũng như vậy, đòn bẩy cũng như vậy, số lot cũng y chang vậy, kể cả commision, swap đều giống nhau. Tuy nhiên, khi giao dịch trên khung thời gian lớn như D1, lợi nhuận kiếm được rất nhiều nhưng đôi khi drawdown cũng cực lớn. Nếu tài khoản của bạn không đủ lớn, thì nó có thể nhanh chóng bị thổi bay trước khi đạt đến mức chốt lời đã đặt ra. Dù bạn đúng, bạn vẫn không kiếm được tiền. Đó chính là khuyết điểm lớn nhất của giao dịch khung D1.

KẾT HỢP KHUNG D1 VÀ H1. TẠI SAO KHÔNG?

Ý tưởng này khá hay so với việc chúng ta cứ mải mê tranh cãi giao dịch ở khung thời gian nào tốt hơn.

Để tận dụng lợi thế của cả hai và hạn chế được hạn chế lẫn nhau, trader có thể bật cả hai chart đồng thời để phân tích. Tôi nghĩ phương pháp này cũng khá quen thuộc với các trader đặc biệt là trader giao dịch lâu năm. Bằng cách kết hợp chúng lại, bạn có thể lời trong dài hạn và cắt lỗ trong ngắn hạn.

Đây cũng là chiến lược tôi sử dụng từ trước đến này và cho kết quả rất khả quan.



Hình trên biểu diễn cặp USJPY khung D1, bạn có thể thấy giao dịch đầu tiên của tôi được đặt tại cây pinbar trước khi thị trường đi lên cao hơn. Nhưng nếu tôi giao dịch theo pin bar thì suốt con sóng này, tôi không vào thêm một lệnh nào được nữa (vì trên khung D1 không có cây pinbar nào nữa).

Do đó, ý tưởng bây giờ là chuyển sang khung nhỏ hơn, tôi thường sử dụng H4, nên sẽ chuyển qua H4 thay vì H1.



Như bạn có thể thấy, 3 cây nến tôi đánh dấu tick chính là 3 điểm tôi bổ sung lệnh của mình (3 điểm đó là 3 cây pinbar tôi tìm thấy ở khung H4).

Như vậy, nhờ kết hợp thêm khung H4 mà tôi tìm thêm được vài điểm vào lệnh tốt nữa.
Dĩ nhiên, vẫn còn nhiều lợi ích khác khi sử dụng phương pháp đa khung thời gian để vào lệnh và thoát lệnh. Giới hạn bài viết hôm nay không thể nói hết toàn bộ. Xin được hẹn các bạn vào dịp sau.

Nếu bạn nghe "thầy" nào đó khuyên bạn chỉ nên giao dịch bằng một khung thời gian duy nhất thì họ đang chỉ sai bạn đấy. Thay vì ngồi tranh cãi giao dịch khung nào hiệu quả hơn thì cách khôn ngoan nhất vẫn là kết hợp chúng ta để đạt được lợi ích tối đa.
 
Top Bottom