Các dự án điện than sẽ khó tiếp cận với nguồn tài chính giá rẻ. Thị trường 10/5 | Cộng Đồng Forex Việt | Cộng Đồng Forex Việt

tin kinh tế Các dự án điện than sẽ khó tiếp cận với nguồn tài chính giá rẻ. Thị trường 10/5

  • Thread starter fxpro
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 268
Cập nhật liên tục các thông tin liên quan đến thị trường Forex trong và ngoài nước
© Reuters.

Theo Dong Hai

Investing.com – Thị trường Việt Nam khởi động tuần mới với thông tin như: Hàn Quốc - một trong những quốc gia cấp nhiều tài chính nhất cho các dự án điện than ở Việt Nam đã tuyên bố chấm dứt đầu tư công đối với các dự án điện than ở nước ngoài, điều này sẽ khiến cho các dự án điện than sẽ khó tiếp cận với nguồn tài chính giá rẻ. Chiều 9/5, Tập đoàn Tập đoàn Vingroup (HM:VIC) bất ngờ phát đi thông báo về việc VinSmart sẽ dừng sản xuất tivi và điện thoại di động để tập trung nguồn lực phát triển các sản phẩm cho ôtô VinFast. Giá hợp đồng tương lai quặng sắt ‘tăng rất nóng’ chỉ trong vài phút… Dưới đây là 3 điều bạn cần biết trên thị trường Việt Nam thứ Hai ngày 10/5.

1. Các dự án điện than sẽ khó tiếp cận với nguồn tài chính giá rẻ trong thời gian tới

Cuối tháng 4 vừa qua, Hàn Quốc - một trong những quốc gia cấp nhiều tài chính nhất cho các dự án điện than ở Việt Nam đã tuyên bố chấm dứt đầu tư công đối với các dự án điện than ở nước ngoài. Cùng với Trung Quốc và Nhật Bản, Hàn Quốc là một trong những nguồn cấp tài chính lớn nhất cho các dự án điện than ở Việt Nam. Gần đây nhất, các công ty nhà nước của Hàn Quốc trong đó có Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) đã đầu tư 189 triệu USD vào 40% cổ phần của dự án nhiệt điện Vũng Áng 2 ở tỉnh Hà Tĩnh, với đơn vị cho vay là Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc. Quyết định trên đã vấp phải sự phản đối và chỉ trích của cộng đồng quốc tế, bởi nó đi ngược lại với Chính sách kinh tế xanh mới của quốc gia này.

Theo ông Sejong Youn, Giám đốc Tài chính khí hậu của Tổ chức phi chính phủ Giải pháp cho Khí hậu của chúng ta có trụ sở tại Hàn Quốc cho biết tuyên bố chấm dứt đầu tư vào điện than ở nước ngoài của Hàn Quốc là tín hiệu cho thấy nguồn tài chính giá rẻ cho điện than ở châu Á sắp kết thúc. “Chính phủ Việt Nam cần nghiêm túc xem xét lại kế hoạch phát triển điện than, bởi các dự án điện than ngày càng kém khả thi về tài chính. Riêng với dự án nhiệt điện Vũng Áng 2 - dự án này hiện mới đang ở giai đoạn sơ khởi, vì vậy Chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam nên cùng bắt tay để chuyển đổi dự án này sang dự án năng lượng tái tạo. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia trong việc đạt được các mục tiêu khí hậu”.

Theo Tổ chức Giải pháp cho Khí hậu của chúng ta, Hàn Quốc đã cung cấp nguồn tài chính xấp xỉ 10 tỷ USD cho các dự án nhiệt điện than ở nước ngoài trong giai đoạn từ 2008 đến 2018, bao gồm các dự án Mông Dương 2, Long Phú 1, Vĩnh Tân 4, Sông Hậu và Nghi Sơn 2 của Việt Nam.

Mặc dù nghiên cứu tiền khả thi của Viện Phát triển Hàn Quốc cho thấy, dự án Vũng Áng 2 khiến Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) thua lỗ 84 triệu USD nhưng tập đoàn này vẫn quyết định đầu tư cho dự án vào ngày 5/10/2020. Trước sức ép chỉ trích của các nhà đầu tư và các nhà hoạt động vì khí hậu, vào ngày 28/10/2020, KEPCO đã chính thức tuyên bố sẽ dừng đầu tư vào các dự án điện than ở nước ngoài sau dự án Vũng Áng 2 tại Việt Nam.

Tương tự như Hàn Quốc, hiện nay Nhật Bản cũng đang bị chỉ trích vì cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các dự án điện than ở Indonesia và Việt Nam thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản. Tuy nhiên, vào tháng 7/2020, Nhật Bản đã thắt chặt các điều kiện cho vay đối với các dự án điện than ở nước ngoài, chấp nhận chỉ cho vay các dự án ở các quốc gia có kế hoạch giảm phát thải hoặc không có giải pháp thay thế khả thi.

Thủ tướng Nhật Bản Suga đã tuyên bố, tăng mục tiêu NDC (đóng góp bắt buộc) của Nhật Bản đến năm 2030 giảm phát thải 46%-50% so với mức 2013. Dù chính phủ Nhật Bản chưa đưa ra cam kết dừng cấp tài chính cho điện than ở nước ngoài, song theo ông Yuki Tanabe, Điều phối Chương trình của Trung tâm Môi trường và Xã hội Bền vững của Nhật Bản, Nhật Bản cần cam kết dừng cấp tài chính cho tất cả các dự án điện than ở nước ngoài.

Chính vì vậy, quyết định rời khỏi thị trường đầu tư vào điện than của Hàn Quốc dự kiến sẽ có tác động tới phát thải trong nước và các dự án điện than ở Việt Nam và đây cũng là tín hiệu mạnh mẽ đối với các quốc gia nhận nguồn vốn như Việt Nam để thay đổi kế hoạch mở rộng các dự án điện than hiện tại.

2. Vingroup bất ngờ thông báo về việc VinSmart sẽ dừng sản xuất tivi và điện thoại di động

Theo quyết định mới được thông báo vài chiều 9/5, VinSmart sẽ tập trung phát triển các tính năng thông tin - giải trí - dịch vụ (Infotainment) cho ôtô VinFast. Bên cạnh đó, VinSmart sẽ nghiên cứu, thiết kế và sản xuất các linh kiện điện tử, các tế bào pin điện, các hệ thống pin điện hoàn chỉnh và động cơ điện các loại, nhằm tăng tỉ lệ nội địa hóa và đảm bảo nguồn cung chất lượng cao cho VinFast.

VinSmart cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu về Thành phố thông minh - Nhà thông minh và các thiết bị IoT cho mảng nhà ở.

Về các sản phẩm đã bán ra thị trường, VinSmart cam kết giữ nguyên chế độ bảo hành, sửa chữa, chăm sóc như đã cam kết cho đến ngày khách hàng không còn sử dụng sản phẩm nữa.

Trước khi dừng sản xuất điện thoại và tivi, Tập đoàn này cũng đã lần lượt rút khỏi mảng bán lẻ như Vinmart, nông nghiệp và hàng không.

3. Giá hợp đồng tương lai quặng sắt ‘tăng rất nóng’ chỉ trong vài phút

Giá quặng sắt mới lần đầu tiên vượt 200 USD/tấn tuần trước. “Lĩnh vực này đang rất nóng và câu hỏi lớn nhất của năm 2021 có lẽ là lực cầu thép từ tại Trung Quốc khi nào mới giảm bớt”, Vivek Dhar, nhà phân tích hàng hóa tại Commonwealth Bank Of Australia (ASX:CBA), cho biết. “Nguồn cung vẫn không đủ sức đáp ứng lực cầu mạnh”.

Giá thép tại Trung Quốc tăng khi những bên tiêu thụ lớn như lĩnh vực xây dựng và sản xuất bước vào giai đoạn sôi động, hưởng lợi từ các biện pháp kích thích kinh tế.

“Có khả năng lực cầu thép toàn cầu tăng theo và điều đó sẽ khiến lực cầu quặng sắt ở mức cao”, Dhar nhận định.

Quặng sắt chỉ là một trong số các nguyên liệu thô, từ đồng đến ngũ cốc, tăng giá trong vài tháng qua. Chỉ số Bloomberg Commodity Spot theo dõi diễn biến giá của 23 nguyên vật liệu thô chốt tuần trước cao nhất gần 10 năm. Giá đồng ngày 10/5 tiếp tục đi lên, đầu phiên có lúc chạm 10.500 USD/tấn.
 
Top Bottom