MÔ HÌNH SÓNG CHỦ – IMPULSE WAVE - bài 2 | Cộng Đồng Forex Việt

Sóng Elliott MÔ HÌNH SÓNG CHỦ – IMPULSE WAVE - bài 2

admin

Administrator
942
27

1. Mô hình sóng Impulse là gì?​

Mô hình sóng Impulse được ký hiệu là IM.

Mô hình sóng Impulse (mô hình sóng chủ) là mô hình sóng Elliott cơ bản, có 5 sóng, trong đó có 3 sóng di chuyển theo hướng của xu hướng chính và 2 sóng điều chỉnh, hồi lại di chuyển ngược với xu hướng chính. Mỗi sóng được đánh dấu tại điểm cuối và được đánh số từ 1 đến 5.


2. Những quy tắc quan trọng của sóng Impulse​

  • Chính sóng 1 phải là mô hình sóng Impulse (IM) hoặc Leading Diagonal (LD).
  • Sóng 2 có thể là bất kỳ mô hình sóng điều chỉnh nào ngoại trừ mô hình tam giác điều chỉnh (Contracting Triangle (CT) hoặc Expanding Triangle (ET)).
  • Sóng 2 không thể hồi lại quá 100% so với sóng 1.
  • Sóng 3 phải là mô hình Impulse (IM).
  • Sóng 3 phải dài hơn sóng 2 về giá.
  • Sóng 4 có thể là bất kỳ mô hình sóng điều chỉnh nào.
  • Sóng 2sóng 4 không có vùng giá giao nhau.
  • Sóng 5 phải là mô hình Impulse (IM) hoặc Ending Diagonal (ED).
  • Sóng 5 phải ít nhất bằng 70% chiều dài của sóng 4 theo giá.
  • Trong các sóng 1, 3, 5 thì mỗi sóng trong số đó có thể mở rộng và khi đó sẽ là sóng dài nhất so với 2 sóng còn lại.
  • Sóng 5 có thể không vượt qua điểm cuối của sóng 3, khi đó là trường hợp bất quy tắc còn gọi là Failure or Truncated 5th.

3. Những biến thể của mô hình sóng Impulse​

3.1. Mô hình sóng Impulse Extension​

Mô hình sóng Impulse Extension còn gọi là mô hình sóng mở rộng.

Các sóng chủ thường mở rộng và hiện tượng này thường xuất hiện nhiều nhất ở sóng 3 và thỉnh thoảng xuất hiện ở sóng 1sóng 5. Và điều đặc biệt là hiện tượng sóng mở rộng còn xuất hiện ở trong chính sóng mở rộng đó.

Mô hình sóng 1 mở rộng​

Hình vẽ cho thấy sự mở rộng ở sóng 1, thường là một sóng chủ dài với nhiều sóng con. Khi sóng 1 mở rộng thì sóng 3 sóng 5 có độ dài ngắn hơn sóng 1.



Quy tắc:

  • Sóng có sóng 1 mở rộng bao gồm 9 sóng, mỗi sóng gần như tương tự về hình dạng và thời gian phát triển.
  • Nếu sự mở rộng xảy ra ở sóng 1 thì các sóng 3 và 5 sẽ là sóng bình thường, không mở rộng.
  • Sóng 1 mở rộng theo mô hình Impulse (IM) hoặc Leading Diagonal (LD).
  • Đôi khi xảy ra trường hợp 2 lần mở rộng với sóng 1 (Double Extension) khi đó sóng có sóng 1 mở rộng 2 lần bao gồm 13 sóng (riêng trường hợp hiếm xảy ra là có đến 3 lần mở rộng với sóng 1 – Triple Extension thì sẽ có 17 sóng).

Mô hình sóng 3 mở rộng​

Hình vẽ cho thấy một sóng 3 mở rộng, thường là một sóng chủ dài với nhiều sóng con. Các sóng con trong sóng mở rộng này có khoảng thời gian hình thành gần như nhau. Sóng 3 mở rộng cho thấy sóng 1 sóng 5 có chiều dài ngắn hơn sóng 3.



Quy tắc:

  • Sóng có sóng 3 mở rộng bao gồm 9 sóng, mỗi sóng tương tự về hình dạng và thời gian phát triển.
  • Nếu sự mở rộng xảy ra ở sóng 3 thì các sóng 1 và 5 sẽ là những sóng bình thường, không mở rộng.
  • Sóng 4 không được trùng lặp vùng giá với sóng 1.
  • Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất.
  • Sóng 3 mở rộng theo mô hình Impulse (IM).
  • Đôi khi xảy ra trường hợp 2 lần mở rộng với sóng 3 (Double Extension) khi đó sóng có sóng 3 mở rộng 2 lần bao gồm 13 sóng (riêng trường hợp hiếm xảy ra là có đến 3 lần mở rộng với sóng 3 – Triple Extension thì sẽ có 17 sóng).

Mô hình sóng 5 mở rộng​

Hình vẽ cho thấy một sóng 5 mở rộng, thường là một sóng chủ dài với nhiều sóng con. Các sóng con trong sóng mở rộng này có khoảng thời gian hình thành gần như nhau. Sóng 5 mở rộng cho thấy sóng 1 và sóng 3 có chiều dài ngắn hơn.


Quy tắc:

  • Sóng có sóng 5 mở rộng bao gồm 9 sóng, mỗi sóng tương tự về hình dạng và thời gian phát triển.
  • Nếu sự mở rộng xảy ra ở sóng 5 thì các sóng 1 và 3 sẽ là những sóng bình thường, không mở rộng.
  • Sóng 4 không được trùng lặp vùng giá với sóng 1.
  • Sóng 5 mở rộng theo mô hình Impulse (IM) hoặc Ending Diagonal (ED).
  • Đôi khi xảy ra trường hợp 2 lần mở rộng với sóng 5 (Double Extension) khi đó sóng có sóng 5 mở rộng 2 lần bao gồm 13 sóng (riêng trường hợp hiếm xảy ra là có đến 3 lần mở rộng với sóng 5 – Triple Extension thì sẽ có 17 sóng).

3.2. Mô hình Impulse Truncated 5th​

Mô hình sóng có sóng 5 không thể vượt qua điểm kết thúc sóng 3 gọi là mô hình Impulse Truncated 5th. Đây là lý do nó được gọi là mô hình sóng cụt.


Quy tắc:

  • Sóng cụt là một sóng chủ không thể hoàn thành xu hướng.
  • Sóng 5 không thể vượt qua điểm kết thúc sóng 3.
  • Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất so với các sóng 1 và 5.

3.3. Mô hình sóng Leading Diagonal (LD)​

Leading Diagonal là mô hình sóng dạng tam giác chéo có cấu trúc sóng bên trong theo dạng 5-3-5-3-5.


Quy tắc:

  • Sóng 1 của mô hình Leading Diagonal (LD) theo mô hình Impulse (IM) hoặc Leading Diagonal (LD).
  • Sóng 2 có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trừ mô hình tam giác điều chỉnh như Contracting Triangle (CT) và Expanding Triangle (ET).
  • Sóng 2 không bao giờ dài hơn sóng 1 về giá.
  • Sóng 3 của mô hình Leading Diagonal (LD) theo mô hình Impulse (IM).
  • Sóng 3 luôn lớn hơn sóng 2 về giá.
  • Sóng 4 có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào.
  • Các sóng 2 và 4 phải chia sẻ cùng vùng giá, tức là phải chéo nhau.
  • Sóng 5 của mô hình Leading Diagonal (LD) theo mô hình Impulse (IM) hoặc Ending Diagonal (ED).
  • Sóng 5 phải bằng ít nhất 50% sóng 4 về giá.
  • Sóng 3 không phải là sóng ngắn nhất về giá khi so sánh với các sóng 1 và 5.
Mô hình sóng Leading Diagonal (LD) có 2 dạng: Leading Diagonal Contracting và Leading Diagonal Expanding.

Mô hình Leading Diagonal Contracting​

Với mô hình Leading Diagonal Contracting thì hai đường xu hướng nối các điểm cuối của sóng 1 với sóng 3 và sóng 2 với sóng 4 có xu thế hội tụ dần.


Mô hình Leading Diagonal Expanding​

Với mô hình Leading Diagonal Expanding thì hai đường xu hướng nối các điểm cuối của sóng 1 với sóng 3 và sóng 2 với sóng 4 mở rộng dần ra.


3.4. Mô hình sóng Ending Diagonal (ED)​

Ending Diagonal là dạng tam giác chéo có cấu trúc sóng bên trong theo dạng 3-3-3-3-3.


Quy tắc:

  • Các sóng 1, 3 và 5 của mô hình Ending Diagonal (ED) luôn theo mô hình thuộc họ Zigzag (ZZ).
  • Sóng 2 có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào trừ mô hình tam giác điều chỉnh như Contracting Triangle (CT) và Expanding Triangle (ET).
  • Sóng 2 không bao giờ dài hơn sóng 1 về giá.
  • Sóng 3 luôn lớn hơn sóng 2 về giá.
  • Sóng 4 có thể theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào.
  • Các sóng 2 và 4 phải chia sẻ cùng vùng giá, tức là phải chéo nhau.
  • Sóng 5 phải bằng ít nhất 50% sóng 4 về giá.
  • Sóng 3 không phải là sóng ngắn nhất về giá khi so sánh với các sóng 1 và 5.
Mô hình sóng Ending Diagonal (LD) có 2 dạng: Ending Diagonal Contracting và Ending Diagonal Expanding.

Mô hình Ending Diagonal Contracting​

Với mô hình Ending Diagonal Contracting thì hai đường xu hướng nối các điểm cuối của sóng 1 với sóng 3 và sóng 2 với sóng 4 có xu thế hội tụ dần.


Mô hình Ending Diagonal Expanding​

Với mô hình Ending Diagonal Expanding thì hai đường xu hướng nối các điểm cuối của sóng 1 với sóng 3 và sóng 2 với sóng 4 mở rộng dần ra.

 

Roy

New member
1
0

Bạn ơi mình vừa xem xong các video của bạn về sóng Eliot thấy rất hay, bạn cho mình hỏi mình ứng dụng thế này có đúng ko nhé, thank bạn
 
Top Bottom