Cách đặt lệnh cắt lỗ và chốt lời để tối đa hóa lợi nhuận | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ Cách đặt lệnh cắt lỗ và chốt lời để tối đa hóa lợi nhuận

admin

Administrator
942
27

nguồn sưu tầm tổng hợp
Biết cách giao dịch Forex là điều tuyệt vời. Và để điều tuyệt vời đó trở nên tuyệt vời hơn, bạn cần biết nơi mà mình sẽ đặt lệnh cắt lỗchốt lời.

Nhưng làm thế nào để bạn tối đa hóa lợi nhuận trên mỗi giao dịch? Câu trả lời nằm ở việc bạn chọn giá trị cắt lỗchốt lời như thế nào cho hợp lý. Quyết định này sẽ có tác động trực tiếp đến mức lợi nhuận mà các giao dịch của bạn mang lại.

Trên thực tế, việc chỉ ra được các mức thoát lệnh (bao gồm cả cắt lỗchốt lời) có thể tác động nhiều hơn đến lợi nhuận của bạn hơn là việc quyết định giao dịch theo hướng nào (buy hay sell).

Trong thị trường ngoại hối đầy biến động, điều đó thực sự đúng. Tuy nhiên, tầm quan trọng của quyết định này, thật đáng ngạc nhiên, lại bị nhiều người trong số chúng ta bỏ qua.

Những người thành công trong giao dịch Forex làm tốt hai điều:
  1. Đầu tiên, họ biết khi nào nên mở vị thế.
  2. Thứ hai, họ tối đa hóa lợi nhuận trên mỗi giao dịch.
Nhưng bạn có thể tự hỏi: “Đặt lệnh cắt lỗchốt lời như thế nào để tối đa hóa lợi nhuận của tôi?”
Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích một phương pháp giúp bạn đặt các mức cắt lỗchốt lời để có lợi nhuận tối đa. Tôi cũng sẽ chỉ ra cách để “gỡ rối” một số cách tiếp cận sai lầm phổ biến xung quanh việc thiết lập tỷ lệ lợi nhuận/ rủi ro và nếu rõ lý do vì sao các điểm dừng lỗ và chốt lời không tốt có thể dễ dàng phá hỏng một hệ thống giao dịch tốt như thế nào.

Tại sao việc đặt Cắt lỗ và Chốt lời một cách cảm tính là một “Sự chuẩn bị cho Thất bại”​


Một vị thế giao dịch thường sẽ kết thúc tại một trong hai điểm:
  1. Giá đạt đến chốt lời (TP) và giao dịch kết thúc có lãi
  2. Giá đạt đến mức cắt lỗ (SL) và giao dịch kết thúc với khoản lỗ


Khi quyết định thoát khỏi giao dịch một giao dịch, đôi khi bạn phải đưa ra một phỏng đoán “có học thức”. Một số nhà giao dịch sử dụng các dấu hiệu kỹ thuật như biểu đồ nến, xu hướng, kháng cựhỗ trợ. Trong khi nhiều người chỉ đơn giản là chọn một tỷ lệ lợi nhuận mục tiêu cố định để cắt lỗ.

Mặc dù điều này rất phổ biến, nhưng chúng có một số nhược điểm:
  1. Nó dễ xảy ra lỗi. Khi bạn dự đoán các mức thoát lệnh cho một giao dịch,có nghĩa là bạn đánh giá quá cao hoặc đánh giá quá thấp biến động giá và thời gian để đạt được các mức đó (Không tính toán đến yếu tố mức độ biến động và thời gian)
  2. Điều kiện môi trường thay đổi và điều đó gây khó khăn cho việc phân tích hoặc cải thiện hiệu suất. Khi không có logic hoặc phương pháp luận đằng sau các vị trí thoát lệnh, bạn sẽ không bao giờ biết được liệu thất bại là do kết hợp TP/SL được tính toán sai hay do chiến lược của bạn không hoạt động.
  3. Các nhà giao dịch thường sẽ di chuyển các điểm dừng lên hoặc xuống trong các giao dịch tiếp theo dựa trên việc thử sai khi cố gắng tìm một “điểm ngọt ngào”.
  4. Rất khó để tự động hóa (sử dụng EA hoặc các phần mềm giao dịch thuật toán cho việc quản lý vốn) các phương pháp dựa vào bản năng hoặc các quyết định chủ quan.
  5. Việc đặt cắt lỗ và chốt lời cần phải là một phần không thể thiếu của một chiến lược thay vì là một cái gì đó của riêng chúng.
Không có gì sai khi sử dụng phân tích kỹ thuật như một hướng dẫn để xác định thời điểm vào và thoát khỏi giao dịch, cũng như để đánh giá xem giá có thể di chuyển bao xa. Tuy nhiên, phương pháp tôi mô tả dưới đây có thể khắc phục được những điểm yếu cố hữu mà chúng ta vẫn suy nghĩ đồng thời có thể sử dụng kết hợp cùng với cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

Những sai lầm khi sử dụng SL/TP:​


Các diễn đàn giao dịch ngoại hối chứa đầy những ý tưởng có ý nghĩa, nhưng lại thường sai lầm về tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận và cách đặt điểm dừng lỗ. Thật không may, nhiều người không hiểu ý nghĩa thực tế của rủi ro hoặc lợi nhuận.

Ý tưởng rằng chỉ cần bạn đặt mức cắt lỗ sao cho nó nhỏ hơn mức chốt lời của bạn là một quy tắc vàng để đạt được một tỷ lệ lợi nhuận/ rủi ro nhất định là hoàn toàn vô nghĩa và có thể dễ dàng bị bác bỏ.

Hãy nghĩ về điều đó trong một giây!

Việc sử dụng tỷ lệ rủi ro/ lợi nhuận để vào lệnh và thoát lệnh sẽ không có ý nghĩa gì trừ khi bạn biết xác suất của kết quả trong một giao dịch nhất định.


Ví dụ:

Giả sử bạn mua một tờ xổ số trị giá $1. Giải thưởng là 1 triệu đô la. Theo định nghĩa của nhà giao dịch ngây thơ, điều này mang lại:

Rủi ro: $ 1
Phần thưởng: 1 triệu đô la
Tỷ lệ phần thưởng / rủi ro: 1.000.000

Theo định nghĩa đó, đây có vẻ là một trò chơi tuyệt vời để làm giàu. Tuy nhiên, giả sử chúng ta biết rằng có hai triệu người tham gia trò chơi xổ số. Điều này làm cho tỷ lệ thắng sẽ biến thành 1: 2.000.000 (một trên hai triệu). Bây giờ chúng ta biết được tỷ lệ cược, chúng ta có thể tính toán tỷ lợi nhuận/ rủi ro thực sự:

Rủi ro thực sự: p (lỗ) x E (lỗ) = (1- 1/2000000) x ($ 1)
Lợi nhuận đích thực: p (thắng) x E (thắng) = (1/2000000) x (1.000.000 USD)
Tỷ lệ phần thưởng / rủi ro thực sự: 0,5

Nói cách khác, với mỗi 1 đô la bạn sử dụng để mua xổ số, bạn sẽ nhận lại được 50 xu. Hầu hết bây giờ sẽ đồng ý rằng đây không phải là một trò chơi hay ho cho lắm. Mặc dù theo suy tính của nhà giao dịch ngây thơ, nó có tỷ lệ lợi nhuận/ rủi ro là một triệu.

Ví dụ này nêu bật sự lừa dối trong việc sử dụng điểm dừng và lấy lợi nhuận làm thước đo rủi ro / lợi nhuận của bạn.

Trong giao dịch, chúng ta có rủi ro / phần thưởng thực sự được xác định bởi:
Lợi nhuận: p (thắng) x E (thắng)
Rủi ro: p (thua) x E (thua)
Tỷ lệ phần thưởng / rủi ro: p (thắng) x E (thắng) / p (thua) x E (thua)

Điều đầu tiên chúng ta cần phải chấp nhận đó chính là số lợi nhuận bạn muốn kiếm được từ một giao dịch sẽ tỉ lệ thuận với rủi ro bạn sẽ cần chấp nhận để thu được lợi nhuận đó. Đây không phải là một giả định, mà là một thực tế toán học.

Ví dụ: Hãy xem xét kịch bản giao dịch sau đây. Giả sử rằng một nhà giao dịch nhìn thấy xu hướng tăng trên biểu đồ H1 đối với USD/JPY (xem biểu đồ bên dưới). xu hướng đã diễn ra trong khoảng một ngày, vì vậy nhà giao dịch nghĩ rằng có một cơ hội tốt để kiếm lợi nhuận.



Anh ấy quyết định giao dịch với thiết lập sau:
  • Vào lệnh: Mua USD / JPY tại @ 109,70
  • Dừng lỗ: 109,50 (20 pips)
  • Chốt lời: 110,40 (70 pips)
Hãy phân tích thiết lập giao dịch này một cách chi tiết hơn và tập trung vào việc nhà giao dịch muốn thu được lợi nhuận 70 pips trên giao dịch và chỉ ra điểm sai trong kỳ vọng này:
  • Dựa trên dữ liệu giá gần đây cho cặp tiền này, chúng ta có thể tính toán rằng USD / JPY có mức biến động trung bình hàng giờ là 26,4 pips. Điều đó có nghĩa là, trung bình, chuyển động của giá trong một giờ là 26,4 pips. Đôi khi nhiều hơn, đôi khi ít hơn nhưng đây là mức trung bình.
  • Khi nhà giao dịch đó cố gắng kiếm một mức lợi nhuận 70 pips thì trên thực tế, anh ta thực sự đang đặt cược chống lại thị trường. Lý do là bởi vì anh ta đang giao dịch dựa trên suy nghĩ rằng, giá sẽ không giảm quá 20 pips so với giá mở cửa trong suốt thời gian giao dịch, có thể là 30 tiếng đồng hồ nếu xu hướng hiện tại tiếp tục (từ Hình 1).
  • Mặc dù việc giao dịch có mức lỗ tối đa là rất thấp (20 pips) có vẻ như là một điểm cộng, nhưng khả năng nó kết thúc với lợi nhuận là cực kỳ thấp.
  • Như chúng ta đã biết, tỷ giá USD / JPY trung bình tăng hoặc giảm 26,4 pips mỗi giờ. Điều đó có nghĩa là lệnh giao dịch có khả năng cao sẽ chạm mức cắt lỗ rất lâu trước khi đạt được lợi nhuận mục tiêu.
  • Do sự biến động là một yếu tố thường trực trong ngoại hối, điều này vẫn đúng ngay cả khi xu hướng dự đoán sẽ vẫn được tiếp tục.
Vấn đề cơ bản với thiết lập này đó là nhà giao dịch đang mong muốn thu về quá nhiều lợi nhuận mà không tính đến sự biến động. Và hãy nhớ rằng trong forex, sự biến động không phải là điều bạn có thể tránh được bằng cách chọn giao dịch cẩn thận hoặc một chiến lược giao dịch thông minh. Đó là một điều chắc chắn!.

Đó là lý do tại sao chúng ta luôn phải tính đến mức độ biến động theo hướng có lợi cho bạn hơn là chống lại bạn.
 
Top Bottom