Cách nhận biết độ mạnh yếu của một tín hiệu phân kỳ | Cộng Đồng Forex Việt | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ Cách nhận biết độ mạnh yếu của một tín hiệu phân kỳ

nguồn FOREX Divergence: cheat or reversal?


Phân kỳ được xem là một tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ, tuy nhiên chúng lại hoạt động không ổn định, độ tin cậy của chúng khiến cho nhiều trader nghi ngờ vì chúng có nhiều tín hiệu nhiễu. Vậy trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng bàn luận một chút về độ mạnh yếu của các tín hiệu Phân kỳ nhé.

Về định nghĩa Phân kỳ chắc mình sẽ không nhắc lại trong bài viết này, nếu anh em nào chưa rõ về kỹ thuật giao dịch này có thể tìm đọc trên diễn đàn traderviet, có rất nhiều bài viết về Phân kỳ. Hoặc trực tiếp xem ở link này nhé mọi người.

Phân loại độ mạnh yếu của các tín hiệu phân kỳ​


Có 2 loại phân kỳ đó là phân kỳ thường và phân kỳ ẩn. Trong bài viết này chúng ta sẽ chủ yếu phân loại các kiểu phân kỳ thường và nhận biết độ mạnh yếu của tín hiệu mà chúng cung cấp.

Kiểu thứ nhất

Mời anh em nhìn hình bên dưới:



Đây được xem là biến thể mạnh nhất của tín tín hiệu phân kỳ với đỉnh/đáy có sự phân kỳ với chỉ báo dao động một cách rõ ràng. Nếu thị trường hình thành đỉnh cao hơn hoặc đáy thấp hơn trong khi chỉ báo dao động lại ngược lại. Với tín hiệu này thì trader có thể kỳ vọng rằng giá có thể sẽ đảo chiều trong tương lai gần.

Ví dụ về phân kỳ giảm giá ở biểu đồ thực tế:



Đối với phân kỳ tăng giá sẽ được gọi là hội tụ, như hình bên dưới:



Kiểu thứ 2

Như hình bên dưới:



Chúng ta nên cẩn thận với tín hiệu phân kỳ này. Vì thực tế nó yếu hơn tín hiệu đầu tiên. Mặc dù có sự phân kỳ trên chỉ báo dao động nhưng về giá lại thể hiện sự cân bằng tạm thời của phe mua và phe bán. Trong những trường hợp này, giá có thể đảo chiều lâu hơn hoặc tệ hơn là không đảo chiều, nên anh em hãy cần thận khi giao dịch những tín hiệu này nhé. Tốt nhất là có thêm sự xác nhận từ chỉ báo khác hoặc hành động giá sẽ tốt hơn.

Ví dụ thực tế:



Kiểu thứ 3

Các bạn nhìn hình minh họa bên dưới:



Ở trường hợp này thể hiện thị trường có sự không chắc chắn, trước khi chuyển đổi qua giai đoạn giá đi ngang, chỉ báo dao động cho thấy một sự chững lại thể hiện động lực giá yếu để tiếp tục di chuyển theo xu hướng. Đây là kiểu tín hiệu yếu nhất trong các tín hiệu phân kỳ. Nếu anh em gặp trường hợp này thì mình khuyến khích không nên giao dịch.

Như ví dụ bên dưới là phân kỳ tăng giá với giá tạo đáy thấp hơn nhưng chỉ báo dao động tạo đáy tương đương nhau:



Phân kỳ giảm giá thì ngược lại, giá tạo đỉnh cao hơn nhưng chỉ báo dao động tạo đỉnh tương đương nhau:



Tín hiệu phân kỳ là tín hiệu xuất hiện ở nhiều loại tài sản khác nhau. Như hình bên dưới là tín hiệu phân kỳ ở chỉ số chứng khoán RTs:



Trong giao dịch với phân kỳ, độ tin cậy của nó còn phụ thuộc vào sự cài đặt của các chỉ báo dao động. Trong đó khoảng thời gian 1 tuần (5 ngày giao dịch) sẽ rất quan trọng với những trader sử dụng tín hiệu phân kỳ. Điều đó có nghĩa là các chu kỳ nhỏ hơn hầu như không thích hợp để xác định tín hiệu phân kỳ vì xác suất của chúng sẽ thấp.

Thực tế các tín hiệu phân kỳ chỉ là các tín hiệu hỗ trợ. Bối cảnh của thị trường và hỗ trợ kháng cự mới là những yếu tố quyết định chất lượng và điểm vào lệnh của một chiến lược.

Như biểu đồ bên dưới:



Các bạn có thể thấy, giá phá vỡ trendline màu xanh lá như một tín hiệu cho thấy sự thay đổi của xu hướng. Nhưng tín hiệu này chưa nói lên được điều gì cả. Sự phá vỡ trendline màu đỏ mới là tín hiệu xác nhận thêm vào đó EMA 21 đóng vai trò như ngưỡng hỗ trợ kháng cự động.

Tín hiệu vào lệnh là ở nến tăng mạnh được đánh dấu trên biểu đồ. Sau khi nến này đóng của thì sự phân kỳ (kiểu đầu tiên) mới được hình thành. Lúc này chúng ta có thể tìm có hội tốt để giao dịch đảo chiều.
 
Top Bottom