Cách price action trader ghi nhật ký giao dịch - bài 25 | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ Cách price action trader ghi nhật ký giao dịch - bài 25

admin

Administrator
942
27

Ai cũng biết ghi lại nhật ký giao dịch là quan trọng để tăng kỹ năng trading, nhưng chi tiết cách ghi thế nào thì chưa chắc ai cũng biết.

Đương nhiên mỗi người sẽ có 1 cách ghi nhật ký giao dịch khác nhau, không có 1 quy chuẩn nào chung cả. Có người thấy lịch sử của sàn là đủ, có người ghi lại nguyên nhân ra vào mỗi lệnh, có người ghi lại cảm xúc lúc vào lệnh.

Nhưng có những thứ bắt buộc phải có trong nhật ký của các trader lấy Price Action làm phương pháp chính, vì nếu thiếu chúng thì họ khó mà tiến bộ được. Đó là Hành Động Giá, và Trực Giác.

Biên dịch từ: HOW TO KEEP TRADING RECORDS AS A DISCRETIONARY PRICE ACTION TRADER

4.6.1. Ghi lại hành động giá​

Price Action Trader có được lợi thế trading từ chuyển động của giá. Như vậy muốn trở thành 1 Price Action Trader giỏi hơn, ta phải ghi lại các chuyển động của giá trong nhật ký.

Chuyển động giá ở đây không chỉ đơn giản là điểm vào, điểm thoát, lời lỗ, mà là các phân tích về hành động giá của riêng anh em. Hãy ghi ra bằng lời văn các phân tích trong đầu của anh em.

Phân tích hành động giá không chỉ là 1 cây pin bar, 1 setup inside bar. Nó là lời văn diễn tả lại hành động của giá thời điểm đó, bất kể việc anh em có quyết định vào lệnh hay không. Kèm thêm cái chart nữa là đẹp luôn. Kiểu như vầy, ngắn gọn thôi không cần dài dòng:




Viết nhật ký kiểu này có 2 lợi ích quan trọng:

1) Qua thời gian, những lời nhận định này sẽ trở thành nền tảng cho các quy tắc trading của anh em, những quy tắc thực sự chi tiết và không hề chung chung. Ví dụ cặp EURUSD sau khi hình thành pin bar thì nên sell ngay không nên chờ pull back, hay GBPUSD gặp doji là buy được rồi, vv. Những quy tắc này không thể có được nếu anh em không tự rút ra cho mình.

2) Ghi nhật ký giúp anh em không bị mắc kẹt với các phân tích trong quá khứ, tức là chỉ nhận ra vấn đề sau khi nó đã xảy ra. Ví dụ anh em chỉ phát hiện cây pin bar sau khi giá đã phá vỡ xuống và chạy 1 đoạn xa, rồi tiếc hùi hụi phải chi mình nhận ra sớm hơn. Anh em sẽ không bị rơi vào cái bẫy tâm lý của việc nhìn vào chart quá khứ và tự ảo tưởng về khả năng phân tích của mình.

Nếu anh em đã thành thục kỹ năng phân tích Price Action, những cái chart và phân tích của anh em trong nhật ký sẽ làm chứng. Với quyển nhật ký này, anh em sẽ cực kỳ tự tin khi vào lệnh trong tương lai.

4.6.2. Ghi lại trực giác của bản thân trước mỗi trade​

Price Action mang tính nghệ thuật rất cao, vì quyết định buy sell do chính Trader đặt ra, không phải nhờ vào tín hiệu máy móc nào cả. Do đó Trực Giác đóng vai trò quan trọng trước mỗi quyết định.

Nếu anh em trade có trực giác, anh em ra quyết định không phụ thuộc hoàn toàn vào các quy tắc trong hệ thống. Hoặc đơn giản là các quy tắc của anh em không chi tiết và chặt chẽ. Anh em tạo được 1 trực giác qua thời gian giao dịch, và đôi khi ra quyết định mà không cần lý do gì, chỉ bởi vì “tôi cảm thấy như vậy”.

Vấn đề bắt đầu từ đây, khi anh em vận dụng trực giác, liệu nó chính xác hay là sai? Anh em cho nó là trực giác hay đó chỉ là cái cớ cho việc không tuân theo quy tắc?

Giải quyết vấn đề này bằng cách ghi lại Trực Giác cho mỗi trade xem sao.

Với mỗi trade, ghi lại là trade đó hoàn toàn tuân theo quy tắc trong hệ thống, hay là nó đã bị anh em vận dụng trực giác khiến anh em bẻ cong quy tắc 1 chút, có thể gắn nhãn cho mỗi trade là Trực Giác, hoặc Hệ Thống. Nhớ là ghi trước khi cái trade có kết quả nhé.

Sau khi được tầm vài chục lệnh, thử xem lại các trade mang tính Trực Giác đó có đem lại lợi nhuận cho anh em không, hay chỉ đem lại thua lỗ. Từ đó quyết định có sử dụng tới Trực Giác cho các trade tiếp theo hay không.

Price Action Trader ghi nhật ký như vậy đó anh em.
 
Top Bottom