Cách vẽ kháng cự - hỗ trợ chính xác hơn cho trader mới | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ Cách vẽ kháng cự - hỗ trợ chính xác hơn cho trader mới

  • Thread starter admin
  • Ngày gửi
  • Replies 1
  • Views 445

admin

Administrator
942
27
Kháng cự - hỗ trợ từ lâu đã trở thành một công cụ không thể thiếu của các trader theo trường phái phân tích kỹ thuật. Thế nhưng việc vẽ và sử dụng Kháng cự - hỗ trợ nhiều khi vẫn chưa được hiệu quả lắm, đặc biệt đối với các trader mới vẫn còn khá bối rối khi vẽ Kháng cự - hỗ trợ.

Thông thường, khi vẽ Kháng cự - hỗ trợ, chúng ta những người còn chưa thuần thục trong cách vẽ Kháng cự - hỗ trợ sẽ gặp những vấn đề sau đây;

+ Quá nhiều đỉnh đáy, vậy vẽ chỗ nào mới là đúng. Vẽ hết thì rối quá.

+ Có những Kháng cự hỗ trợ mình vẽ thì giá lại không phản ứng gì. Những đỉnh đáy không vẽ cản thì giá lại phản ứng. Tại sao kỳ quá vậy?

+ Có người chỉ kẻ 1 đường, có người khuyên kẻ thành vùng. Bối rối quá!

+ Vẽ ngay đuôi hay giá đóng cửa nhỉ, có cần phải thật chính xác không?

Và còn nhiều vấn đề khác nữa vì có nhiều anh em hỏi tôi như thế, tạm thời chưa nhớ ra, thôi thì nhớ tới đâu nói tới đó.

Nội dung này không mới, nó cũ rồi, cũ như đống ebook anh em tải về mà chưa từng mở lên xem ấy. Đã có những bài viết về vấn đề này. Nhưng hôm nay tôi muốn viết lại, một phần để ôn lại kiến thức cho anh em (vì tôi tin rằng có những kiến thức còn rơi rớt lại mà anh em đã bỏ quên) một phần là bổ sung thêm vài quan điểm mới có thể giúp anh em tối ưu hơn.

VẼ KHÁNG CỰ / HỖ TRỢ NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG ?

Kháng cự hỗ trợ nhìn bằng mắt thường là có thể nhận biết, nhưng đó là khi bạn đã trade một thời gian rất lâu, còn khi mới trade vẫn phải xem xét rất nhiều thứ. Sau đây sẽ là một số tư duy về Kháng cự - hỗ trợ mà tôi nghĩ anh em nên cài đặt nó vào đầu mình để có thể vẽ và sử dụng linh hoạt hơn.

+ Phải xác định rằng: Kháng cự - hỗ trợ chính là nơi tập trung nhiều cung hoặc nhiều cầu. Tức là nhiều người bị kẹp hàng và muốn mua / bán tại đó hơn những vùng khác. Do đó nên những vùng đó mới phản ứng với giá.

+ Cũng ý tưởng như trên, những đỉnh đáy lớn là những đỉnh đáy có ý nghĩa và Kháng cự / hỗ trợ được vẽ từ những đỉnh đáy đó mới hiệu quả và đoán được đỉnh đáy con sóng.

+ Tùy vào khung thời gian mà Kháng cự / hỗ trợ cũng được xác định ở những mức độ khác nhau.

Để làm rõ những ý tưởng này, tôi có một số ví dụ sau:



Như bạn đã thấy, không phải đỉnh đáy nào cũng được vẽ tháng kháng cự/ hỗ trợ. Những đỉnh đáy quá nhỏ thì giá đủ khả năng vượt qua do đó mà nó không phản ứng gì cả.

Ví dụ này thì thế nào?



Rõ ràng, trong con sóng giảm này, chúng ta không thể tìm điểm pullback tại những đỉnh đáy nhỏ được.

NHỮNG ĐỈNH ĐÁY NHỎ Ở KHUNG LỚN LẠI LÀ KHÁNG CỰ HỖ TRỢ CÓ Ý NGHĨA Ở KHUNG NHỎ

Những đỉnh nhỏ ở ví dụ trên không phải là vô dụng đâu nhé các bạn, nó chỉ là không sử dụng được ở khun hiện tại nhưng khi chúng ta chuyển qua khung nhỏ hơn, giá lại phản ứng rất tốt tại những vùng đó.

Ý tưởng này giúp ta điều gì? Câu trả lời: sử dụng cho phân tích đa khung thời gian. Đơn giản là khi bạn xác định một vùng kháng cự / hỗ trợ ở khung hiện tại, chúng ta nên chuyển qua khung thời gian lớn hơn để tìm kiếm nhé. Vừa không sót, mà vừa hiệu quả.

HÃY TRÁNH NHỮNG VÙNG GIAO DỊCH LỘN XỘN, TÌM NHỮNG VÙNG ĐỈNH ĐÁY RÕ RÀNG

Đỉnh đáy rõ ràng thường sẽ cho chúng ta một vùng kháng cự hỗ trợ khá tốt. Tôi ví dụ nhé:



Bạn có thấy không, như ở hình trên, từ bên trái qua, đỉnh rõ ràng, khi giá breakout cũng không quá lộn xộn, breakout khá rõ ràng. Do đó, kháng cự này trong tương lai sẽ là một hỗ trợ ý nghĩa. Và trên là kết quả.

Ở ví dụ thứ hai cũng tương tự như vậy.

Vậy như thế nào là không rõ ràng?

Xem tiếp ví dụ ở dưới:



Vùng kháng cự / hỗ trợ không rõ ràng khi giá test và breakout quá nhiều lần trong một thời gian ngắn.

Rõ ràng ở ví dụ trên, giá đã cắt qua cắt lại rất nhiều lần khi chạm kháng cự, không lên mà cũng chẳng xuống. Cuối cùng thì đi lên. Do đó, trong tương lai, nó không còn là một hỗ trợ tốt nữa. Anh em nên đánh giá lại chất lượng của loại kháng cự / hỗ trợ như vậy.
 
Top Bottom