Cách xác định 4 dạng cấu trúc chính của thị trường | Cộng Đồng Forex Việt | Cộng Đồng Forex Việt

Kỹ thuật xác định 4 dạng cấu trúc chính của thị trường để phân tích bức tranh tổng thể​

Thật tốt khi chúng ta tìm thấy các mô hình giá đáng tin cậy xuất hiện trên biểu đồ, nhưng đôi khi bạn vẫn thua lỗ với những mô hình giá đó. Đó chính là vì chúng ta chưa xác định được các cấu trúc giá tại thời điểm mà mô hình giá đó xuất hiện.

Hãy giả sử rằng bạn chỉ sử dụng các mô hình Engulfing và Pinbar, mặc dù chúng là các mô hình hiệu quả nhưng khi bạn sử dụng chúng sai, bạn sẽ cống tiền cho thị trường. Vậy thì ngoài việc nhìn thấy những loại mô hình giá chúng ta phải biết được bức tranh tổng thể của Hành động giá và trả lời câu hỏi: “Trạng thái của Thị trường hiện tại là gì?”

Bối cảnh Thị trường cho phép nhà giao dịch biết được liệu giá đang nằm trong 1 phạm vi hay là có xu hướng, whipsaw hay là trending, và có khả năng tăng hay giảm,…

Tôi đã phân loại một số trạng thái của thị trường mang lại khả năng kiếm tiền rất tốt. Tôi gọi chúng là "cấu trúc của thị trường". Nó không giống như một mô hình giá, chỉ bao gồm 1, 2 hoặc 3 nến, Nó giống như một bức tranh tổng thể. Chúng ta phải xem xét thêm các biến động giá tại các điểm nóng để nhận thấy các cấu trúc này. Mời cả nhà tham khảo:

Cấu trúc “Cầu trượt”:​


Cấu trúc đầu tiên được xác định bởi một số tiêu chí:
  • Một đường xu hướng quan trọng và rõ ràng xuất hiện
  • Một mức kháng cự/hỗ trợ ngang
  • Giá phá vỡ đường xu hướng này
  • Giá test lại đường xu hướng này với một mô hình giá đẹp
  • Điểm test lại có sự hợp lưu với một số tỷ lệ Fibo chính (không bắt buộc nhưng thường là như vậy)
Khi tất cả các tiêu chí này đã đạt được, bạn có thể chờ một mô hình giá đẹp, chẳng hạn như thanh nến Nhấn chìm (Engulfing) làm chất xúc tác để tham gia tham gia Thị trường với các mức Entry, Stoploss và Take profit thích hợp.

Biểu đồ NZDUSD đã hình thành một cấu trúc “Cầu trượt” hoàn hảo như sách giáo khoa như các hình bên dưới:


Biểu đồ NZD xuất hiện một đường xu hướng rất đẹp


Một kháng cự ngang cũng đã hình thành tại đỉnh cũ (giá đã tương tác với mức này trong quá khứ)


Đây cũng là vùng hợp lưu với mức Fibonacci 61.8%


mô hình Bearish Engulfing hoàn hảo cũng xuất hiện

Loại cấu trúc này mang lại tỷ lệ thắng rất tốt. Nhưng hạn chế của nó là không xuất hiện thường xuyên. Bạn chỉ cần chờ giá hồi về, tìm các setup price action đẹp để giao dịch mà thôi!

Cấu trúc "Pinch"​


Với cấu trúc này, chúng ta phải xem xét những cú test lại một mức kháng cự/hỗ trợ ngang trong một bối cảnh giá cụ thể. Để xác định loại kháng cự/hỗ trợ ngang này, bạn phải phân tích các hành động giá trước đó.

Trong ví dụ bên dưới, chúng ta sẽ sử dụng biểu đồ đường để có thể quan sát rõ hơn. Chúng ta có thể thấy giá đã tạo một số hành động giá dạng giống như cây “móc” tại 1 ngưỡng kháng cự ngang, chúng ta đánh dấu các mức này. Sau đó, nếu giá phá vỡ khỏi ngưỡng này và bật lại, chúng ta sẽ chờ đợi một dấu hiệu giảm giá hoặc mô hình giảm giá đẹp để giao dịch.

Dưới đây là một số ví dụ minh họa:


Khi giá phá vỡ mức ngang này, chúng ta sẽ chờ một mô hình giảm giá để bán xuống khi giá chạm vào nó



Cụ thể hơn, dưới đây là ví dụ tôi đã thực hiện trên biểu đồ GBPAUD H4 với một Pinbar đáng yêu trong cấu trúc "Pinch" rất đẹp. Chúng ta sử dụng biểu đồ đường để thấy rõ các điểm chạm:



Và một Pinbar giảm giá tuyệt vời đã xuất hiện trên biểu đồ, mang lại cơ hội giao dịch rất tốt:



Cấu trúc “ba lần chạm”​


Cấu trúc này bao gồm 3 đỉnh cao hơn (hoặc 3 đáy thấp hơn đối với một thiết lập tăng giá). Cấu trúc “Ba lần chạm” là rất hiếm và có thể được sử dụng với các chỉ báo dao động (như RSI hoặc MACD chẳng hạn) để phát hiện sự phân kỳ giữa giá và chỉ báo. Đây là một ví dụ về AUDUSD với sự phân kỳ:





Cấu trúc “Phá vỡ và re-test lại vùng giá ngang”​


Cấu trúc này khá dễ phát hiện vì bạn chỉ cần xác định các thị trường đang đi ngang. Mọi động thái của giá đều tuân theo một số quy tắc cơ bản như di chuyển mạnh theo xu hướng, thoái lui và đi ngang. Giá không thể chuyển theo một hướng mà không có thời gian nghỉ ngơi. Và với cấu trúc này, chúng ta chỉ cần xác định thời điểm giá đi ngang trong một phạm vi cụ thể. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể dễ dàng vẽ các “hộp” để xác định khung của giá như chúng ta thấy dưới đây:



Sau đó, bạn phải đợi Giá phá vỡ “hộp” này. Khi Giá đã phá vỡ mức đỉnh hoặc đáy của hộp, bạn có thể chờ giá test lại các cạnh của “hộp” này, kết hợp với các mô hình giá đẹp để vào lệnh. Dưới đây là một ví dụ đẹp với thanh nến Engulfing xuất hiện trên đồ thị AUDUSD khi giá test lại đáy của “hộp”:


Các vùng di chuyển ngang của giá phải rõ ràng và dễ nhìn. Nếu vùng di chuyển ngang không được rõ ràng, tốt hơn là nên tránh xa nó ra.

Một số cấu trúc khác…​


Các cấu trúc giá vừa nêu là những cấu trúc yêu thích của tôi. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể tìm thấy một số mô hình giá rất tốt trong các cấu trúc ít tiêu chuẩn hơn. Ví dụ: tôi đã thực hiện một giao dịch trên biểu đồ GBPAUD H4 tại 1 kháng cự ngang đơn thuần. mô hình giá này rất đẹp và gần như hoàn hảo:



Chúng ta có thể tìm thấy các cấu trúc cổ điển khác như “Double Top”, “Double Bottoms” hoặc “Head & Shoulders”. Việc tìm kiếm một Mô hình giá đáng tin cậy trong các cấu trúc giá hiệu quả là rất hữu ích. Chỉ cần bạn thực hành nhiều một chút là bạn có thể có được những giao dịch xác suất tốt.

Tóm lại: Nếu bạn giao dịch Hành động giá mà không tính đến bối cảnh của nó, bạn có thể gặp khó khăn. Điều quan trọng là luôn có một bức tranh tổng thể về giá bằng cách lùi lại và phân tích những Hành động giá trong quá khứ.


Nguồn: beta-trader
 
Top Bottom