Cấu trúc thị trường theo phương pháp priceaction - phần 1 | Cộng Đồng Forex Việt | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ Cấu trúc thị trường theo phương pháp priceaction - phần 1

Mục đích để bạn hiểu tại sao thị trường di chuyển, hiểu cách nó di chuyển là sẽ trade được.

Và topic này chính là topic gỡ loạn, hãy đi vào 1 vài bộ quy tắc do mình tự đặt ra. Topic này nó là về cấu trúc thị trường (Trong những trường hợp dưới đây cái nào trùng với cái của bạn mà bạn đã kiểm chứng thì tự tin vào lệnh lần tới còn cái nào mà bạn chưa kiểm chứng thì nên tự kiểm chứng đừng đặt niềm tin tuyệt đối vào mình nhé)

I) Đi theo xu hướng chính​

Trường hợp 1:

lý thuyết:
Xác định Keylvl xu hướng chính, xác định Keylvl sóng hồi ( hoặc xu hướng hồi), khi giá phá keylvl hồi thì bán đi theo xu hướng chính. Đây là lệnh cơ bản có tỉ lệ thắng cao nhất.

Lưu ý: Thời điểm này xu hướng hồi đã kết thúc. Hãy chỉ xét xu hướng giảm mới để có điểm vào lệnh SL hợp lý. Và TP an toàn nhất là điểm bắt đầu của xu hướng hồi.

link ảnh xem rõ hơn

Trường hợp 2:


Nếu bạn khảo sát các timeframe và có cơ sở cho rằng xu hướng giảm này nó giảm tiếp rồi. (như là giá chưa về keylevel khung lớn, thị trường vừa đảo chiều…) Thì trong trường hợp đáy cũ trùng fibo thoái lui tại vùng 0.5 - 0.618 có thể đặt lệnh như trên. Nhưng SL xa ra chút xíu. Vì độ rộng của vùng đáy cũ khó xác định hơn keylvl quan trọng, nên trường hợp này để SL rộng và ăn ít R thôi.
lưu ý: sóng hồi không tạo đỉnh đáy mà đi thẳng lên keylvl


Trường hợp 3​

Giá phá đáy cũ nhưng đi xuống không xa (đáy cũ không trùng fibo 0.5 - 0.618) và nếu bạn có cơ sở dự đoán xu hướng giảm vẫn giảm. Bạn muốn bán và muốn vào limit thì chỉ nên đặt lệnh tại keylvl quan trọng

Tất nhiên cũng có trường hợp giá vẫn chỉ hồi về đáy cũ đi xuống nhưng vào lệnh tại đáy cũ trong trường hợp này khá là nguy hiểm. Cứ chọn phương án an toàn hơn mà trade.
lưu ý: sóng hồi không tạo đỉnh đáy mà đi thẳng lên keylvl


Kinh nghiệm cá nhân của mình nếu giá không đi xa khỏi đáy cũ mà chỉ hồi về đáy cũ rồi đi xuống thì rất có khả năng nó sẽ quay trở lại 1 lần nữa. Giống như này


Trường Hợp 4

Trường hợp 4này có keylevel fake thì tỉ lệ thắng còn cao hơn, bạn có thể chọn vào lệnh (1) hoặc (2) nhưng riêng cá nhân mình thì thích vào lệnh (2) hơn vì nó an toàn và có tỉ lệ RR cao hơn.
lưu ý: sóng hồi không tạo đỉnh đáy mà đi thẳng lên keylvl




Trường hợp 5​

Trường hợp này momentum tăng quá mạnh thì dù bạn cho rằng xu hướng giảm vẫn tiếp tục giảm, giá về KLQT nhưng cũng không nên bán nữa nhé.

Momentum tăng quá mạnh là 1 điều bất thường, có thể chúng ta vẫn đúng nhưng tỉ lệ sai nó đã tăng hơn rồi. Vẫn vào lệnh bán thì khả năng bị SL do

  1. là thị trường có thể sẽ tăng tiếp, nó không đi đúng theo nhận định của bạn
  2. là dù bạn nhận định đúng thì khả năng bị stophunt cực kì cao (Momentum tăng đang mạnh nên râu nến có thể quét mọi thứ)
Vậy phải làm gì trong trường hợp này.

Đây là 2 phương án của mình cho bạn lựa chọn:

  1. Chưa pro thì nên bỏ hoặc chỉ tìm cơ hội mua (Đợi giá đảo chiều chuyển thành xu hướng tăng thì vào lệnh)
  2. Nếu vẫn muốn tìm cơ hội bán thì hãy đợi tín hiệu cho thấy momentum đã yếu và đã có lực bán.
Nhưng chắc ăn nhất thì nên xuống timeframe nhỏ hơn, nhỏ đến khi nào sóng hồi đó nó hình thành đỉnh đáy (rõ ràng nhé), thì lúc này đợi sóng hồi có đỉnh đáy tại timeframe nhỏ hơn) đảo chiều thì mới bán. Nhưng nếu xuống timeframe nhỏ hơn mà vẫn không thấy rõ ràng đỉnh đáy, thì tốt nhất là bỏ, đợi xu hướng rõ ràng hãy trade.



Trường Hợp 6:

sau khi giá đã phá qua cái đày trước đó Nó đi xa khỏi đáy cũ rồi mà hồi về thì trường hợp nó về đáy cũ hoặc về keylevel bạn vẫn có cơ sở cho rằng xu hướng tiếp tục giảm vậy thì xử lý như nào, phương án nào là an toàn.
bạn vẫn có thể đặt lệnh limit nhưng trong trường hợp này an toàn nhất là làm theo cách này.
Ngoại trừ trường hợp 1 thì tất cả các trường hợp sau bạn muốn bán đi theo xu hướng giảm chính thì cần phải xác định được xu hướng giảm vẫn tiếp tục giảm.
Xác định bằng cách là nhìn timeframe lớn hơn để biết mình đang đứng ở đâu. Liệu giá sắp đến vùng mua mạnh chưa?



kết thúc phần I tại đây
mình sẽ bổ sung tiếp phần II
 

Đính kèm

  • 1629531329403.png
    1629531329403.png
    144.9 KB · Lượt xem: 152
  • 1629531830092.png
    1629531830092.png
    97.4 KB · Lượt xem: 138
  • 1629531886016.png
    1629531886016.png
    103 KB · Lượt xem: 183
Ví dụ thưc tế cho trường hợp 1 :
trong trường hợp này mình sử dụng 2 khung thời gian
- Khung H1 : dùng để xác nhận xu hướng chính
- khung M15: tìm điểm vào lệnh
Kịch bản: xu hướng H1 đang là xu hướng giảm nên chúng ta phải ưu tiên tìm lệnh sell tại keylvl H1 nếu giá không phá vỡ keylvl. Còn trường hợp phá vỡ keylvl thì chúng ta tìm lệnh buy .
- Bước 1:


như hình vẻ : xu hướng H1 đang là xu hướng giảm và giá đã chạm keylvl, chúng ta đợi kết thúc cây nến hiện tại và chờ thêm 1 đến 2 cây nến tiếp theo. nếu kg đâm thủng key thì vào M15 tìm điểm vô lệnh

- Bước 2:
xác nhận phản ứng tại key


- Bước 3:
vào khung m15 vào lệnh

- Bước 4:
theo dõi giá di chuyển và dịch sl vào hòa vốn
 
Top Bottom