Chiến lược false breakout (phá vỡ giả): một cách tiếp cận đơn giản nhưng mạnh mẽ | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ Chiến lược false breakout (phá vỡ giả): một cách tiếp cận đơn giản nhưng mạnh mẽ

  • Thread starter admin
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 724

admin

Administrator
942
27
Sau đây, mình sẽ gửi đến anh em bài chia sẻ của tác giả Justin Bennett trên trang blog dailypriceaction.com về chiến lược giao dịch với false break (phá vỡ giả) nhé!
biên dịch từ:

False Breakout Strategy: A Simple Yet Powerful Approach


Hãy xem xét tình huống sau đây:

Bạn đã có EURUSD trong watchlist (danh sách theo dõi) của mình trong nhiều tuần. Cụ thể hơn, bạn đã chờ đợi một cú breakout (phá vỡ) khỏi ngưỡng hỗ trợ quan trọng để tận dụng lợi thế của đợt bán tháo chắc chắn sẽ xảy ra sau đó.

Sau 3 tuần kiên nhẫn chờ đợi và kỷ luật không lung lay, cuối cùng thì đồng euro cũng bị bán tháo so với đồng đô la Mỹ và cặp tiền đã đóng cửa bên dưới mức hỗ trợ.

Sự chờ đợi đã kết thúc!

Bạn mở nền tảng giao dịch của mình ra, nhập các chi tiết cần thiết của giao dịch vào và đặt một lệnh giới hạn (limit order). Trước khi đi ngủ, bạn tính xem lợi nhuận cuối cùng sẽ là bao nhiêu vì sự phấn khích tuyệt đối.

Sáng hôm sau, bạn thức dậy và thấy rằng EURUSD không chỉ tôn trọng ngưỡng hỗ trợ cũ như một ngưỡng kháng cự mới, mà nó còn tăng vọt 200 pips, lấy đi mọi thứ trên đường đi của nó (bao gồm cả lệnh stoploss của bạn).

Cặp tiền tiếp tục đóng cửa ngày giao dịch trở lại phía trên ngưỡng quan trọng của bạn, phủ nhận toàn bộ ý tưởng giao dịch cũng như xu hướng giảm của bạn.

Câu chuyện này nghe quen quen chứ?

Chắc chắn rồi! Tất cả chúng ta đều từng đi qua giai đoạn đó. Ngay cả những setup giao dịch đẹp nhất đôi khi cũng thất bại.

Nhưng câu hỏi đáng giá triệu đô là: Tại sao điều này lại xảy ra? Hay đúng hơn là, làm thế nào bạn có thể giảm thiểu rủi ro hoặc thậm chí có thể hưởng lợi từ chính cú phá vỡ giả như thế này?

Đó là những gì bạn sắp được học hỏi. Khi bạn đọc xong bài viết này, bạn sẽ hiểu chắc về false breakout là gì, tại sao chúng lại hình thành, cũng như cách để tận dụng chúng.

Hãy đọc tiếp để tìm hiểu về thủ thuật ít được biết này nhé!


False breakout (phá vỡ giả) là gì?​


Đầu tiên, trước khi bạn có thể học cách sử dụng các cú phá vỡ giả để tạo lợi thế cho mình, bạn phải biết chúng là gì và cách xác định chúng.

Một cú phá vỡ giả hay còn gọi là "false breakout", như tên của nó, là bất kỳ động thái nào di chuyển lên trên ngưỡng kháng cự hoặc xuống dưới ngưỡng hỗ trợ, nhưng theo sau đó là một cú đảo chiều (reversal) thất bại trong việc tôn trọng ngưỡng bị phá vỡ như một đường hỗ trợ hoặc kháng cự mới.

Hãy quan sát một ví dụ sau đây:



Để ý cách mà cặp NJ đóng phiên H4 ngay trên kháng cự của kênh giá (H4) nhưng sau đó lại thất bại trong việc "cố thủ" được mức giá này.

Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là, chúng ta đang xem xét giá đóng cửa. Nếu một cặp tiền chỉ đơn thuần vượt qua một ngưỡng giá quan trọng, thì nó không được coi là một động thái phá vỡ giả nhé!

Ví dụ, tôi thấy rất nhiều trader gắn nhãn sai cho 2 trường hợp bên dưới là false break.



Việc bạn có coi những cú break này là false break hay không còn phụ thuộc vào cách bạn định nghĩa một cú "break". Đối với tôi, một cú break yêu cầu mức giá đóng cửa của một cây nến, và bởi vì tôi trade trong khung Daily đến 90% thời gian, nên việc xem xét chủ yếu được diễn ra với mức giá đóng cửa hàng ngày (là trên hay dưới mức giá được đề cập).

Nếu chúng ta xem lại biểu đồ EURGBP ở trên, cây nến hàng ngày chỉ đơn thuần là xuyên thủng ngưỡng kháng cự, thì việc gán nhãn đây như một cú "phá vỡ" giả là không chính xác vì cây nến chưa bao giờ thực sự phá vỡ (đóng cửa ở trên) ngưỡng giá quan trọng cả.

Bây giờ, nếu bạn đang giao dịch trên biểu đồ M15, thì việc quyết định xem đó có phải là phá vỡ giả hay không cũng sẽ khác. Phải nói rằng, kỹ thuật mà tôi sắp chỉ cho bạn chỉ chính xác khi được sử dụng trên các khung thời gian cao hơn, chẳng hạn như biểu đồ H4 và Daily.

Thường có quá nhiều tín hiệu "nhiễu" trên các khung thời gian thấp hơn để đánh giá đầy đủ đâu là phá vỡ giả, đâu là không.

Điều này đưa chúng ta đến với chủ đề rất quan trọng tiếp theo: khung thời gian.


Vấn đề khung thời gian giao dịch​


Khung thời gian bạn sử dụng để giao dịch và để xác định các cú phá vỡ giả là điều tối quan trọng đối với hiệu quả tổng thể của chiến lược này.

Để giải thích lý do tại sao lại như vậy, hãy cùng xem biểu đồ EURGBP sau:



Hai trường hợp trên rõ ràng KHÔNG phải là cú phá vỡ giả trên chart khung Daily cũng như bất kỳ khung thời gian nào lớn hơn khung Daily. Cặp tiền không bao giờ thực sự đóng cửa bên trên ngưỡng giá quan trọng; do đó, chúng ta không thể coi đó là một cú false breakout được.

Nhưng còn chart khung H4 thì sao?



Như bạn có thể thấy, mặc dù biểu đồ khung Daily không bao giờ đóng cửa phía trên ngưỡng kháng cự, nhưng biểu đồ khung H4 chắc chắn đã làm được điều đó.

Vậy, đây có phải là một cú phá vỡ giả cho những ai trade trên chart khung H4?

Có lẽ, nhưng hãy nhớ rằng, một trong những thành phần cho bất kỳ cú false break nào là một mức hỗ trợ hoặc kháng cự rõ ràng. Việc retest (chạm lại) trong biểu đồ trên xảy ra chỉ sau một lần test khác tại ngưỡng kháng cự.

Với suy nghĩ này, việc cố gắng giao dịch hoặc thậm chí phân tích hành động giá trên mức giá đóng cửa khung H4 sẽ là điều không nên.

Một trong những điểm mạnh của việc giao dịch giữa hỗ trợkháng cự là bạn phải biết khung thời gian nào đang tôn trọng một ngưỡng giá hoặc mô hình nhất định.

Trong trường hợp của biểu đồ EURGBP ở trên, khung H4 không phải là khoảng thời gian chiếm ưu thế trong mối tương quan với ngưỡng kháng cự.

Để làm rõ ý tôi về "khoảng thời gian chiếm ưu thế", hãy cùng so sánh nó với kênh giá tăng dần hình thành trên chart NZDJPY.



Để ý cách NZDJPY đã chạm vào cả hỗ trợkháng cự vài lần trước cú false break. Trong trường hợp này, chart khung H4 rõ ràng là tôn trọng mô hình và có thể được sử dụng để đánh giá dấu hiệu của cú phá vỡ giả mà cuối cùng đã thành hiện thực.

Vậy khung thời gian nào là "tốt nhất" để sử dụng kỹ thuật mà tôi sắp chỉ cho bạn?

Theo kinh nghiệm của tôi, khung H4 và Daily là hoạt động tốt nhất. Tuy nhiên, mỗi tình huống là duy nhất, nên tất cả phụ thuộc vào khung thời gian nào đang tôn trọng cấp độ quan trọng đang được đề cập mà thôi.


Giao dịch từ các cú phá vỡ giả (false break)​


Giờ thì bạn đã biết cách xác định những động thái phá vỡ giả này rồi. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách bạn có thể tận dụng chúng nhé!

Cũng giống như các thanh pin bar mà chúng ta sử dụng khi giao dịch hành động giá, một cú phá vỡ ngay lập tức thất bại là một dấu hiệu của sức mạnh hoặc sự suy yếu. Chúng ta có thể sử dụng điều này làm lợi thế giao dịch giống như bất kỳ tín hiệu hành động giá nào khác.

Trên thực tế, bạn không thể có một thanh pin bar trên chart Daily mà không có một cú false break trên chart intraday. Điều tương tự cũng áp dụng cho bất kỳ kết hợp khung thời gian nào.

Kênh giá trên khung H4 của NZDJPY sau đây là một ví dụ tuyệt vời. Khi cặp tiền đóng cửa trở lại bên dưới ranh giới trên của cấu trúc, thì đã đến lúc bắt đầu theo dõi các cơ hội Sell.



Xin lưu ý rằng cuối cùng cặp tiền cũng tìm thấy phe mua ở ngay nơi chúng ta kỳ vọng - tại ngưỡng hỗ trợ của kênh đã thu hút người mua trong 3 lần trước đó.

Tóm lại, chúng ta đã xem xét bán khi giá trên khung H4 đóng cửa bên dưới ngưỡng kháng cự, với mục tiêu đặt tại ngưỡng hỗ trợ kênh.


Tránh xa rắc rối​


Còn nhớ cách tôi đã đề cập rằng, bạn có thể đã giảm thiểu nguy cơ bị hút vào những cái bẫy này ở đầu bài học này không?

Cách tốt nhất để làm điều đó là thông qua sự hiểu biết chắc chắn về hành động giá. Và điều đó không chỉ liên quan đến mỗi các thanh pin bar và inside par đâu.

Cho phép tôi giải thích.

Bạn có thể nhận thấy rằng ngay sau khi đóng cửa trên ngưỡng kháng cự của kênh, NZDJPY đã hình thành một cây pin bar tăng giá trên khung H4.



Bây giờ, bạn có thể tự hỏi: "Tại sao chúng ta không giao dịch tín hiệu tăng giá đó, mà cuối cùng lại thất bại?"

Hỏi hay lắm! Lý do chúng ta không cam kết với thanh pin bar cụ thể này khá đơn giản.

Mô hình được đề cập là một kênh tăng dần và do đó, nó ám chỉ hành động giảm giá. Do đó, chúng ta chỉ muốn giao dịch với một cú phá vỡ xuống dưới hỗ trợ của kênh, điều này chưa bao giờ thành hiện thực trước khi đóng cửa trên mức kháng cự.



Về mặt kỹ thuật, mô hình trên là một mô hình cờ giảm vì nó là kết quả của một sóng đẩy (impulsive move) xuống thấp hơn. Điều đó có nghĩa là bất kỳ hoạt động mua nào đều là ngược xu hướng và vì thế không được khuyến khích.

Pro Tip: Theo nguyên tắc chung, các mô hình tăng dần ngụ ý sự giảm giá; trong khi các mô hình giảm dần ngụ ý sự tăng giá.
Mặt khác, nếu một thanh pin bar không hình thành ở đây và ngưỡng giá quan trọng là một trục ngang chứ không phải là một kênh, chúng ta sẽ không muốn giao dịch breakout mà không có xác nhận của hành động giá.

Bạn có thể hỏi: Xác nhận của hành động giá là gì?

Nói một cách đơn giản, đó là một thanh pin bar tăng hoặc giảm hình thành khi retest lại mức giá bị phá vỡ. Nó thêm niềm tin vào setup và cung cấp một nơi để "ẩn" lệnh stoploss của bạn.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể tránh được các cú false break. Không có kỹ thuật hoặc chiến lược nào là giúp bạn an toàn 100% thời gian.

Nhưng thông qua việc sử dụng kết hợp các mô hình kỹ thuật và hành động giá tăng hoặc giảm, bạn có thể tạo cho mình lợi thế cần thiết để kiếm tiền trong một thời gian dài.

Lời kết​


Chiến lược false breakout được thảo luận ở trên là lý tưởng cho Price Action trader nâng cao hơn. Nếu bạn mới bắt đầu hoặc chưa có lợi nhuận với các chiến lược cơ bản, có lẽ bạn nên gắn bó với các chiến lược đó để xây dựng nền tảng kỹ thuật vững chắc trước tiên.

Hãy nhớ rằng, giống như bất kỳ chiến lược, kỹ thuật hoặc khái niệm nào, các ý tưởng trong bài viết này dựa trên xác suất, chứ không phải là sự đảm bảo. Như tôi luôn nói, phong cách giao dịch "tốt nhất" là phong cách "phù hợp nhất" với bạn.

Đối với tôi, tôi chỉ đơn giản sử dụng kỹ thuật trên như một cách để đánh giá sức mạnh thị trường và do đó thêm niềm tin vào một ý tưởng giao dịch đã được thiết lập sẵn. Còn bạn, bạn sẽ xử lý các cú false break như thế nào khi giao dịch trên thị trường Forex?
 
Top Bottom