Chiến lược nr7 kiếm lời từ động lực phá vỡ - bài 30 | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ Chiến lược nr7 kiếm lời từ động lực phá vỡ - bài 30

admin

Administrator
942
27
Giai đoạn sóng yên biển lặng trước 1 cú phá vỡ của market có thể là thời điểm vào lệnh hợp lý, từ đó ta có thể kiếm lời từ cú nổ tiếp theo sau đó. Chiến lược NR7 với mẫu hình 7 cây nến có thể giúp anh em làm được việc này.

5.4.1. NR7 là nến gì?​

NR7 là Narrow Bar 7, dùng để chỉ cây nến có chiều dài từ đỉnh tới đáy ngắn nhất trong cụm 7 cây nến gần nhất, tức là so với 6 cây nến trước nó. Cây nến này báo hiệu khả năng phá vỡ của market sau 1 thời gian tích lũy.


Nếu anh em hỏi tại sao lại chọn 7 cây nến mà không phải là 8 hay 10 thì cụm 7 cây nến cho xác suất phá vỡ đúng cao nhất, tựa như NR4 vậy. Người ta đã làm thống kê và chọn ra cụm 4 cây nến và 7 cây nến là đáng vào lệnh nhất.

Chiến lược ngày hôm nay của Price Action chuyên sâu sẽ bàn về cụm nến NR7 để vào lệnh thuận theo xu hướng, tận dụng động lực phá vỡ của market sau tích luỹ để kiếm lợi nhuận.

5.4.2. Quy tắc vào lệnh chiến lược NR7​

Quy tắc vào lệnh buy:

  • 6 cây nến trước đó đều nằm trên đường EMA 20
  • Buy tại cú phá vỡ đỉnh cây nến NR7 (đặt buy stop tại đỉnh cây nến này)
Quy tắc vào lệnh sell:

  • 6 cây nến trước đó đều nằm dưới đường EMA 20
  • Sell tại cú phá vỡ đáy cây nến NR7 (đặt sell stop tại đáy cây nến này)

5.4.3. Ví dụ chiến lược NR7​

Ví dụ lệnh thắng NR7 thuận xu hướng giảm:




Đây là biểu đồ 3 phút của CL futures trên sàn NYMEX. Đường cam là 20 EMA. Các cây nến NR7 được đánh dấu vàng.

Giá rơi xuống khỏi đường EMA bằng 8 cây nến giảm liên tiếp

6 cây nến dẫn tới nến NR7 đều nằm dưới EMA, như vậy thoả mãn điều kiện của hệ thống, cho thấy động lực giảm vẫn được giữ vững. Mặc dù nến NR7 là nến tăng, nhưng nó vẫn chưa chạm được tới đường EMA. Ta có thể sell cú break đáy của nến NR7 này bằng lệnh sell stop

Sau khi giá giảm đẹp, market bắt đầu quay lại retest mức hoà vốn của trade. Tuy nhiên cố gắng phá vỡ ngược trend của sóng tăng này đã thất bại và giá quay đầu giảm tiếp

Anh em để ý nến NR7 thứ hai là 1 doji, do đó nếu đã lỡ kèo đầu tiên thì vẫn có thể sell cú break của doji này, đánh dấu sóng hồi điều chỉnh kết thúc.

Ví dụ lệnh thua NR7 thuận xu hướng giảm:

Cũng là biểu đồ CL 3 phút, ở ví dụ này ta sẽ xem 1 setup NR7 bị thất bại và phân tích tại sao lệnh này lại bị dừng lỗ.

6 cây nến dẫn tới NR7 đều nằm dưới EMA, như vậy đủ điều kiện đặt lệnh. Ta đặt sell stop dưới đáy của NR7. Để ý cụm nến NR7 có tới 5 nến tăng, như giá không thể chạm tới EMA cho thấy động lực giảm vẫn còn mạnh

Lệnh được kích hoạt, tuy nhiên market lại rơi vào trạng thái tích luỹ chặt ngay sau đó

Lệnh bị dừng lỗ bởi 1 upthrust - bẫy giá tăng, ngay sau đó lại rơi rất mạnh.

5.4.4. Đánh giá chiến lược NR7​

NR7 với NR4 đều là các mẫu hình nổi tiếng được sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống giao dịch của nhiều Trader. Trong chiến lược NR7 chúng ta đang bàn, ta đang tìm kiếm các xu hướng mạnh và sử dụng NR7 như là 1 mẫu hình để vào lệnh thuận xu hướng.

Tuy nhiên không nên tuân theo quy tắc vào lệnh 1 cách máy móc, khả năng thắng phụ thuộc rất nhiều vào cách anh em đánh giá market tại thời điểm đó. Vài nến NR7 xuất hiện tại đỉnh của 1 xu hướng tăng hoặc tại đáy của 1 xu hướng giảm. Đó đương nhiên không phải là các vị trí đẹp để vào lệnh.

Bên cạnh đó, cực kỳ cẩn trọng khi anh em phát hiện nhiều nến NR7 liên tiếp, vì khi đó rất có thể market đã rơi vào 1 đoạn tích luỹ hẹp, và NR7 trở nên không đáng tin cậy. Tất cả các setup price action đều không đáng tin cậy nếu nó xuất hiện tại sai vị trí.

NR7 đẹp nhất khi nó xuất hiện tại cuối sóng điều chỉnh của 1 xu hướng.
 
Top Bottom