Chiến lược price action re-entry (vào lệnh lần 2 / nhồi lệnh ) bài 22 | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ Chiến lược price action re-entry (vào lệnh lần 2 / nhồi lệnh ) bài 22

admin

Administrator
942
27
Re-Entry trading (tái nhập/vào lệnh lại) là một khái niệm giao dịch xác suất cao trong khóa học giao dịch của tôi . Đây là một khái niệm đơn giản nhưng mạnh mẽ hoạt động trên tất cả các thị trường. Trong bài viết này, bạn sẽ học cách sử dụng nó để cải thiện tỷ lệ cược của các thiết lập mẫu giá của bạn.

Cụ thể, chúng tôi sẽ tập trung vào các ví dụ từ thị trường tương lai tiền tệ (ngoại hối). Các thị trường tương lai tiền tệ phản ánh hành động giá trong ngoại hối giao ngay nhưng được kiểm soát tập trung và được quản lý chặt chẽ hơn nhiều .

Bây giờ, chiến lược gia nhập lại chính xác là gì?

BIên dịch từ: FOREX PRICE ACTION RE-ENTRY TRADING STRATEGY

4.3.1. Re-Entry là gì?​

Trước khi vào chiến lược thì anh em thử xem tình huống sau có quen thuộc hay không:



Sau khi phân tích thị trường kỹ càng, anh em đặt lệnh trade setup pin bar trên cặp EURUSD

Theo quy tắc vào lệnh cơ bản thì anh em đặt stop loss ngay dưới đáy của pin bar

Không lâu sau đó lệnh của anh em dính stop loss

Ngay lập tức giá bật ngược trở lên và tăng đúng dự định của anh em.

Liệu trong trường hợp đó, anh em có dám vào lệnh lại không, ngay khi thấy lệnh pin bar đẹp của mình vừa bị stop out? Anh em thấy mình chẳng có lỗi gì cả, lỗi là tại xui xẻo hay bữa đó quên cúng Bà mà thôi.

Trong các trường hợp như thế này, ý tưởng là ta sẽ bỏ qua cơ hội vào lệnh đầu tiên và chỉ vào khi giá Re-Entry, tức là test lại vùng đó 1 lần nữa. Như vậy xác suất thắng lệnh của ta sẽ cao hơn rất nhiều.

Một chiến lược Re-Entry sẽ bao gồm các bước cơ bản sau:

Tìm 1 trading setup Theo Price Action mà anh em yêu thích. Đó có thể là pin bar, inside bar, fakey hay bất kỳ setup nào khác mà anh em thấy đáng trade

Đừng vào lệnh tại setup đầu tiên này

Đợi cho những Trader vào lệnh trước bị stop out đã

Vào ngay khi market đảo chiều và đi đúng hướng của setup ban đầu

Khi các Trader bị stop out sau khi vào lệnh theo setup đầu tiên, họ sẽ tìm kiếm cơ hội vào lệnh lại, cộng thêm các Trader khác chưa có cơ hội vào lệnh đầu tiên. Các yếu tố này sẽ tạo ra động lực cho giá đi đúng hướng theo setup ban đầu.

4.3.2. Chiến lược Price Action Re-Entry​

Trong chiến lược này, mình sẽ sử dụng pin bar là setup đầu tiên, anh em có thể thay nó bằng nhiều setup khác nhau mà thấy thoải mái khi vào lệnh.

Chiến lược Re-Entry quy tắc vào lệnh Buy:

Xác định các setup pin bar tại vị trí đẹp và hợp với xu hướng (bullish pin bar trong xu hướng tăng)

Nến tiếp Theo phải vượt lên trên đỉnh của pin bar này

Nến tiếp Theo nữa phải vượt xuống dưới đáy pin bar đầu tiên, nhưng không quá xa

Buy khi giá vượt qua 1 cây nến tăng bất kỳ. Tức là nếu cây nến hiện tại là nến tăng khi nó đóng cửa thì đặt lệnh buy stop trên đỉnh của nó 1 chút, ngược lại nếu nến hiện tại là nến giảm thì đợi cho tới khi 1 cây nến tăng xuất hiện và đặt buy stop trên đỉnh của cây nến đó

Chiến lược Re-Entry quy tắc vào lệnh Sell:

Xác định bearish pin bar trong xu hướng giảm tại các vị trí đẹp (kháng cự)

Nến tiếp Theo phải vượt xuống dưới đáy của pin bar này

Nến tiếp Theo nữa phải vượt lên trên đỉnh pin bar đầu tiên, nhưng không quá xa

Sell khi giá vượt qua 1 cây nến giảm bất kỳ. Quy tắc tương tự bên trên nhưng làm ngược lại

Chiến lược Re-Entry giải thích:

Setup đầu tiên (không vào setup này)

Setup đầu tiên được kích hoạt

Setup đầu tiên bị dính dừng lỗ

Xác nhận rằng setup đầu tiên chỉ là báo động giả (lúc này ta Re-Entry)

4.3.3. Ví dụ chiến lược Price Action Re-Entry​

Trong các ví dụ dưới đây ta dùng đường EMA 20 kết hợp với setup pin bar làm tín hiệu vào lệnh.

Price Action Re-Entry lệnh thắng: biểu đồ EURUSD 30 phút:




Bullish pin bar setup xuất hiện tại EMA 20, cho thấy sự từ chối giảm của đường EMA rất tốt. Đây là 1 setup đẹp trong Price Action, nhưng do chúng ta đang theo chiến lược Price Action Re-Entry nên ta sẽ không vào setup này.

Setup này được kích hoạt khi giá vượt lên trên pin bar đầu tiên

Tiếp Theo, giá rớt xuống và kích hoạt stop loss của setup pin bar đầu tiên khiến cho các trader Theo setup này bị stop out

Giá hồi phục nhanh chóng và hình thành 1 bullish pin bar thứ 2, đây chính là cơ hội vào lệnh của chúng ta. Đặt buy stop trên đỉnh của pin bar này

Anh em thấy giá tăng lên ngay lập tức khi phá vỡ pin bar thứ 2.

Price Action Re-Entry lệnh thua: JPYUSD H1:



Bullish pin bar chạm bật đường EMA. Đây chính là setup đầu tiên.

Pin bar này bị kích hoạt và vài trader đã buy với stop loss dưới đáy Pin bar

Giá vọt lên theo đúng pin bar. Như vậy setup đầu tiên này đã thành công, nhưng lúc này ta vẫn chưa vào lệnh

Nến xanh ta đang chờ đợi xuất hiện, buy stop tại đỉnh nến xanh này

Tuy nhiên giá không tăng lên như mong đợi, đó là vì động lực tăng từ pin bar đầu tiên đã xuất hiện và kết thúc

Tuy nhiên nếu tinh ý 1 chút, anh em có thể phát hiện lần Re-Entry trong lệnh thua này xuất hiện BÊN DƯỚI đường EMA, như vậy đó là 1 dấu hiệu cho thấy động lực tăng không còn nữa. Còn trong ví dụ đầu tiên, nến Re-Entry vẫn NẰM TRÊN đường EMA. Như vậy đường EMA có tác dụng lọc ra setup đẹp rất tốt.

Còn thêm 1 dấu hiệu nữa, đó là tam giác cân trong ví dụ 2 sau khi phá lên đã chạm tới mục tiêu của nó, như vậy market không còn lý do gì để tăng thêm nữa, cộng thêm lực chốt lời từ các trader đã vào lệnh trước làm cho động lực tăng mất dần và không còn nữa.

4.3.4. Điểm yếu của Price Action Re-Entry​

Điểm yếu của chiến lược này là ta có khá ít các cơ hội vào lệnh nếu tuân thủ 1 cách chặt chẽ, và anh em sẽ gặp nhiều trường hợp tiếc nuối khi giá không hề tạo cơ hội vào lệnh thứ 2 mà đi theo setup đầu tiên luôn. Nhưng đó là sự hy sinh cần thiết để anh em có lợi thế cao hơn trên thị trường.

KẾT LUẬN - CHIẾN LƯỢC RE-ENTRY HÀNH ĐỘNG GIÁ NGOẠI HỐI​

Nhìn chung, phương pháp giao dịch tái nhập trình bày một cách đơn giản để nâng cao xác suất của bất kỳ mô hình hành động giá nào. Nói chung, các mục nhập lại tốt sẽ xảy ra ngay sau khi thiết lập ban đầu.

Chiến lược giao dịch nhập lại cũng rất linh hoạt vì bạn có thể sử dụng bất kỳ mẫu giá nào làm cơ sở cho nó.

Ví dụ, trong khóa học giao dịch của mình , tôi đã thảo luận về khái niệm mục nhập lại với các mô hình được dạy trong khóa học, bao gồm Mô hình Xu hướng thất bại và Mô hình Chống leo thang. Tuy nhiên, bạn chắc chắn có thể áp dụng ý tưởng tương tự bằng cách sử dụng các mẫu giá mà bạn đã quen thuộc.

Hơn nữa, bạn có thể đưa khái niệm này vào các thị trường ngoài ngoại hối.

Tất cả những gì nó cần là sự kiên nhẫn . Bỏ qua mục nhập ban đầu và chờ mục nhập lại.

Giống như nhiều phương pháp giao dịch khác, nó không phải là máy móc. Đó là một cách tiếp cận tùy ý để giao dịch khuyến khích sự thận trọng và kiên nhẫn. Luôn xem xét xu hướng thị trường trước khi sử dụng chiến lược giao dịch tái gia nhập. Không áp dụng nó một cách cô lập.

Tuy nhiên, việc sử dụng chiến lược giao dịch nhập lại trong giao dịch ngoại hối có sự đánh đổi của nó.

Hạn chế chính là ít cơ hội giao dịch hơn . Đôi khi, thị trường phát triển một cách ngoạn mục mà không mang lại cơ hội gia nhập trở lại.

Trong những trường hợp như vậy, chúng tôi bỏ lỡ lợi nhuận. Nhưng đây là chi phí chúng tôi phải trả cho một thiết bị định thời tốt hơn.

Nếu bạn có xu hướng giao dịch quá mức , tôi thực sự khuyên bạn nên thử phương pháp giao dịch vào lại này. Nó cung cấp một kỹ thuật giao dịch làm giảm tần suất giao dịch với khả năng thành công cao hơn.
 
Top Bottom