Giao dịch hiệu quả theo sóng harmonic bằng công cụ huyền thoại rsi | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ Giao dịch hiệu quả theo sóng harmonic bằng công cụ huyền thoại rsi

  • Thread starter admin
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 485

admin

Administrator
942
27
Bài viết hôm nay tôi muốn dành cho các trader fan của sóng Harmonic cũng như các trader sử dụng Harmonic như một phần trong hệ thống giao dịch của mình.

Nhiều anh em thường than phiền với nhau rằng: Harmonic toàn sai, đo đúng tỷ lệ, hình *** cò, bướm dơi, cua cá đẹp như tranh vẽ thế mà vô lệnh vẫn tạch, nó không đi đúng kỳ vọng của chúng ta. Từ đó, mọi người khép Harmonic vào loại phương pháp chỉ xài cho vui, hoặc vẽ để màu mè,... Thực tế không phải vậy, Harmonic vẫn được các trader trên thế giới sử dụng rất chuẩn, thậm chí họ còn thành công với nó. Vậy tại sao họ làm được mà chúng ta thì không?

Vấn đề nằm ở chỗ xác định điểm D trong 4 điểm A-B-C-D của một mô hình Harmonic. Anh em có đồng ý với tôi điều này không? Harmonic rất dễ nhận dạng mô hình sóng, các điểm A,B,C đều có thể dễ dàng xác định được bởi các quy tắc mô hình và tỷ lệ Fibonacci. Mọi quy tắc đều có hết rồi, chúng ta cứ áp vào nếu đúng tỷ lệ thì mô hình được chấp nhận thôi.
Nhưng vấn đề làm sao để biết điểm D ở đâu, điểm D nào sẽ kích hoạt mô hình Harmonic, hay nói dễ hiểu hơn là điểm D nào sẽ là điểm đảo chiều cả xu hướng. Chúng ta cần tìm một điểm D như vậy để có thể sử dụng Harmonic hiệu quả.

Bài viết hôm qua, tôi đã chia sẻ với anh em về cách sử dụng false breakout để tìm điểm D đúng đắn. Ngày hôm nay, thể theo lời đề nghị của bác @nguyenphanduc, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ với anh em tìm điểm D bằng công cụ RSI kinh điển.

TẠI SAO LẠI LÀ RSI?

Đơn giản vì RSI có thể đoán được đỉnh đáy, qua đó đoán được điểm D - điểm cuối cùng trước khi kích hoạt mô hình Harmonic. Nói đoán được đỉnh đáy thì hơi khó với đa số anh em, nhưng chúng ta có thể tìm được nơi mà điểm D nhiều khả năng sẽ hình thành nhờ hai đặc tính hữu ích mà ai cũng biết:

+ Quá mua - quá bán

+ Phân kỳ

Nghe thì có vẻ bình thường vì ai cũng biết cả, nhưng khi áp dụng vào, anh em mới thấy được sự hiệu quả và cần thiết của RSI đối với Harmonic.

Xin nhắc lại, không phải chỉ RSI, mà tất cả những công cụ chỉ báo khác, anh em nên xem nó như là một phương tiện để giúp chúng ta nhìn nhận thị trường ở thời điểm hiện tại thay vì ép buộc nó phải dự đoán tương lai.

CHIẾN LƯỢC MÔ HÌNH HARMONIC KẾT HỢP RSI

Quay lại vấn đề chính, ý tưởng sử dụng RSI thì đã có rồi, làm sao để kết hợp nó thành 1 chiến lược đây?

Câu trả lời: hãy nhìn động thái của RSI khi điểm D trong con sóng Harmonic chuẩn bị hình thành.

Sóng Harmonic thì có nhiều loại: cua, dơi, bướm, cá, cypher, gartley, ABCD, Three-drive nhưng nguyên tắc chung để giao dịch tốt:

1. Nhận diện ra mô hình

2. Kiểm tra lại các tỷ lệ theo quy tắc để xác định 3 điểm A - B - C

3. Sử dụng RSI để xác định điểm D

Sau đó chỉ có vào lệnh mà thôi.

Khi các bạn đã xác định xong 3 điểm A-B-C thì bây giờ việc chúng ta cần làm là kỳ vọng cái đáy ở điểm D đúng theo tỷ lệ của Harmonic. Nếu đúng tỷ lệ, lúc đó chúng ta mới xem xét đến RSI.

Lưu ý: nếu D không đúng tỷ lệ thì bỏ qua, không tiếc nuối, không ép nó đúng.

Khi đỉnh / đáy D đã hình thành đúng tỷ lệ, mô hình đã đủ 4 điểm ABCD, chúng ta cần xác nhận bằng RSI trước khi vào lệnh:

+ RSI tại điểm D có rơi vào quá mua quá bán

+ RSI tại D có phân kỳ so với RSI tại X (điểm bắt đầu) hay không?

Dưới đây là một ví dụ:



Như ở ví dụ trên, mô hình Harmonic đã đúng tỷ lệ, điểm D là một cái đáy. Chúng ta nhìn xuống RSI thì thấy nó đã rơi vào vùng quá bán và quay đầu tăng qua mức 30. Đồng thời, RSI tại điểm D tạo phân kỳ với điểm X.

Như vậy, theo quy tắc, chúng ta sẽ BUY khi RSI tăng vượt 30.

Ví dụ thứ hai:



Ở ví dụ này, giá rất đi trong kênh một cách tuân thủ. Chúng ta có 3 lý do đặt 1 lệnh SELL:

+ Giá chạm biên trên của kênh (kháng cự)

+ Giá tạo mô hình Harmonic

+ Điểm D của mô hình ở vùng quá mua

+ Điểm D và X tạo phân kỳ với giá.

Sell thôi, còn chần chờ gì nữa.
 
Top Bottom