Giới thiệu chung về lý thuyết sóng elliott - bài 1 | Cộng Đồng Forex Việt

Sóng Elliott Giới thiệu chung về lý thuyết sóng elliott - bài 1

admin

Administrator
942
27

1. Lịch sử ra đời lý thuyết sóng Elliott​

Nguyên lý sóng Elliott được Ralph Nelson Elliott khám phá vào thập niên 1930. Thời đó ông Elliott đã nhận thấy rằng các thị trường chứng khoán không hành xử trong một kiểu hỗn loạn nào cả mà dao động trong một trật tự nhất định theo những chu kỳ có tính lặp lại, phản ánh những hành động và cảm xúc của con người được gây ra bởi những ảnh hưởng bên ngoài hoặc tâm lý đám đông.
Elliott giải thích rằng sự dao động lên hay xuống của tâm lý đám đông luôn luôn cho thấy những mô hình lặp đi lặp lại giống nhau theo các phân đoạn khác nhau cái mà sau đó, khi phân chia các phân đoạn đó ông đã đặt cho nó cái tên là “các bước sóng” nhờ đó Elliott đã khám phá bản chất phân đoạn của hành động thị trường. Ông đã có thể phân tích các thị trường một cách chuyên sâu hơn, nhận diện những đặc trưng riêng biệt của những mô hình sóng đồng thời đưa ra những dự báo thị trường chi tiết dựa vào những mô hình sóng mà ông nhận diện.

2. Cấu trúc mô hình sóng Elliott​

Lý thuyết sóng Elliott cho thấy rằng thị trường diễn biến theo các mô hình 5 sóng trong xu hướng chủ đạo rồi hồi lại theo các quá trình điều chỉnh 3 sóng hoặc 5 sóng trước khi tiếp tục trở lại xu hướng chủ đạo.

Các mô hình trong xu hướng chủ đạo luôn theo các mô hình 5 sóng và được đánh dấu theo các số 1-2-3-4-5. Các mô hình diễn biến ngược với xu hướng chủ đạo nói chung là các mô hình 3 sóng nhưng có thể là các mô hình 5 sóng và được đánh dấu bằng các chữ cái A-B-C (D-E).

Trong mô hình sóng Elliott, sóng chủ và sóng điều chỉnh xen kẽ nhau trong mọi cấp độ của xu hướng, trong mọi quy mô thời gian.

Một sóng chủ (impulse wave) bao gồm 5 sóng cấp dưới và chuyển động cùng hướng với xu hướng của sóng cấp cao hơn.

Một sóng điều chỉnh (corrective wave) luôn gồm 3 sóng cấp dưới và chuyển động ngược hướng với xu hướng của sóng cấp cao hơn.



3. Ba quy tắc của sóng Elliott​

Một mô hình sóng Elliott hợp lệ phải tuân thủ 3 quy tắc sau:
  1. Sóng 2 không thoái lui quá điểm bắt đầu sóng 1.
  2. Sóng 3 không là sóng ngắn nhất trong các sóng chủ 1-3-5.
  3. Sóng 4 không vi phạm vào khu vực giá của sóng 1.

4. Hiện tượng sóng trong sóng trong lý thuyết sóng Elliott​

Theo hình minh họa bên dưới cho thấy cấu trúc hình thành hiện tượng sóng trong sóng của lý thuyết sóng Elliott.


Mắt xích đầu tiên là mô hình sóng chủ (impulse wave) kết thúc tại đỉnh 1 (sóng 1). Mô hình này cho thấy rằng dao động giá thuộc cấp độ sóng lớn hơn cũng theo hướng đi lên. Nó cũng báo hiệu sự khởi đầu của mắt xích điều chỉnh 3 sóng là sóng 2. Các sóng 3, sóng 4sóng 5 hoàn thành mắt xích sóng chủ lớn hơn là sóng (1).

Cấu trúc sóng chủ của sóng 1 cho thấy dao động giá thuộc cấp độ sóng lớn hơn là sóng (1) theo chiều đi lên. Quá trình điều chỉnh ở sóng (2) theo sau là sóng (3), sóng (4)sóng (5) sẽ hoàn thành mắt xích sóng chủ của cấp độ sóng lớn hơn nữa là sóng [1].

Một lần nữa thì quá trình điều chỉnh theo 3 sóng ở cùng cấp độ sóng xảy ra là sóng [2]. Cứ thế lần lượt phát triển hoàn thành toàn bộ quá trình.

5. Cấp độ sóng Elliott​

Cấp độ sóng Elliott là thuật ngữ xác định các chu kỳ thời gian để nhà phân tích có thể xác định vị trí của sóng trong cái nhìn tổng quát thị trường.

Có 9 cấp độ sóng chính từ chu kỳ thời gian nhiều thế kỷ (Grand super cycle) cho đến chu kỳ chỉ vài phút (Subminuette).

  1. Grand super cycle
  2. Super cycle
  3. Cycle
  4. Primary
  5. Intermediate
  6. Minor
  7. Minute
  8. Minuette
  9. Subminuette
Trên thực tế giao dịch bạn cũng không cần nhớ tên những cấp độ sóng này làm gì, chỉ cần bạn nắm vững các lý thuyết giao dịch với sóng Elliott là được.

6. Tên gọi và ký hiệu của 11 dạng mô hình sóng​

  1. Mô hình Impulse (được ký hiệu là IM)
  2. Mô hình Leading Diagonal Triangle (được ký hiệu là LD)
  3. Mô hình Ending Diagonal Triangle (được ký hiệu là ED)
  4. Mô hình Zigzag (được ký hiệu là ZZ)
  5. Mô hình Double Zigzag (được ký hiệu là DZ)
  6. Mô hình Triple Zigzag (được ký hiệu là TZ)
  7. Mô hình Flat (được ký hiệu là FL)
  8. Mô hình Double Three (được ký hiệu là D3)
  9. Mô hình Triple Three (được ký hiệu là T3)
  10. Mô hình Contracting Triangle (được ký hiệu là CT)
  11. Mô hình Extending Triangle (được ký hiệu là ET)
 
Top Bottom