Hướng Dẫn 7 Bước Kiểm Tra Trước Khi Vào Lệnh | Cộng Đồng Forex Việt | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ Hướng Dẫn 7 Bước Kiểm Tra Trước Khi Vào Lệnh

  • Thread starter ads
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 313

Tại sao nên áp dụng 7 bước kiểm tra trước khi giao dịch?

Thực hiện 7 bước kiểm tra giao dịch là một phần quan trọng trong quá trình giao dịch vì thói quen này sẽ giúp các trader giữ kỷ luật, tuân thủ theo kế hoạch giao dịch và xây dựng tâm thái tự tin. Danh sách các bước kiểm tra giao dịch bao gồm một loạt các câu hỏi mà trader cần trả lời trước khi vào lệnh giao dịch.



Điều quan trọng là bạn không được nhầm lẫn giữa kế hoạch giao dịch với danh sách các bước kiểm tra giao dịch. Kế hoạch giao dịch giúp bạn xử lý đến bức tranh toàn cảnh, ví dụ như thị trường mà bạn đang giao dịch và phương pháp phân tích mà bạn chọn. Danh sách các bước kiểm tra giao dịch thì lại tập trung vào từng lệnh giao dịch riêng lẻ và các điều kiện cần phải được đáp ứng trước khi vào lệnh.

Danh sách các bước kiểm tra giao dịch

Trước khi vào lệnh giao dịch, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:

1. Thị trường đang đi theo xu hướng hay đang chuyển động trong một biên độ nhất định?

2. Có mức hỗ trợ hoặc kháng cự đáng chú ý nào gần đó không?

3. Lệnh giao dịch của bạn có được xác nhận bởi một chỉ báo nào không?

4. Tỷ lệ lãi/lỗ là bao nhiêu, có lợi không?

5. Bạn đang mạo hiểm bao nhiêu phần vốn?

6. Thị trường có bất kỳ thông tin kinh tế quan trọng nào có khả năng tác động đến hoạt động giao dịch không?

7. Bạn có đang tuân theo kế hoạch giao dịch không?

1) Thị trường đang đi theo xu hướng hay đang chuyển động trong một biên độ nhất định?

Thị trường có xu hướng

Các trader giàu kinh nghiệm đều biết rằng nếu tìm ra một xu hướng mạnh và giao dịch đúng theo hướng chuyển động của xu hướng đó thì họ sẽ có khả năng đặt lệnh giao dịch với xác suất chiến thắng cao hơn.

Giới trader thường kháo nhau rằng thị trường đang đi theo xu hướng sẽ có khả năng cứu cánh cho những trader lỡ vào lệnh ở mức giá xấu. Như minh họa bên dưới, ngay cả khi trader vào lệnh bán sau khi xu hướng đã được thiết lập từ lâu thì xu hướng lớn của thị trường sẽ vẫn mang lại lãi (tính bằng pip) nhiều hơn cho phe bán thay vì phe mua (phe mua: 7.000 pip, phe bán: 12.400 pip)

Các bạn trader cần tự hỏi liệu thị trường có đang cho thấy các dấu hiệu của một xu hướng mạnh hay không và liệu chiến thuật giao dịch theo xu hướng có phải là một phần của kế hoạch giao dịch của bạn hay không.

Thị trường dao động theo biên độ

Trong một thị trường dao động theo biên độ, giá thường bật nảy lên xuống giữa các mức hỗ trợ và kháng cự, tạo thành một kênh giá. Một số thị trường nhất định, chẳng hạn như phiên giao dịch châu Á, giá có xu hướng chuyển động theo biên độ. Các chỉ báo dao động (RSI, CCI và Stochastic) có thể sẽ rất hữu ích cho những trader chuyên tập trung áp dụng chiến thuật giao dịch theo biên độ.

2) Có mức hỗ trợ hoặc kháng cự đáng chú ý nào gần đó không?

Hành động giá thường sẽ chịu tác động ở một mức nào đó từ các mức giá nhất định vì một vài lý do và trader có thể xác định các mức này là mức chính (hay mức quan trọng). Giới trader thường sẽ không muốn giữ một vị thế bán sau khi giá đã giảm xuống mức hỗ trợ quan trọng, để rồi sau đó giá tăng trở lại cao hơn.


Nguyên lý tương tự cũng đúng khi giá tiếp cận mức kháng cự quan trọng và thường giảm xuống thấp hơn ngay sau đó. Các trader theo trường phái bắt sóng xu hướng thường sẽ chớp lấy cơ hội khi giá phá các ngưỡng này một cách liên tục vì đó là một dấu hiệu cho thấy thị trường có thể bắt đầu hình thành xu hướng. Ngược lại, các trader thuộc trường phái giao dịch theo biên độ sẽ tìm cơ hội vào những lúc giá bật nảy lên xuống giữa các mức hỗ trợ và kháng cự trong thời gian dài.​

3) Lệnh giao dịch của bạn có được xác nhận bởi một chỉ báo nào không?

Các chỉ báo sẽ hỗ trợ các trader xác nhận những lệnh giao dịch có xác suất chiến thắng cao. Tùy thuộc vào kế hoạch và chiến lược giao dịch, mỗi trader sẽ có một hoặc hai chỉ báo bổ sung phục vụ cho chiến lược giao dịch của mình. Nhưng lưu ý đừng rơi vào cái bẫy phân tích phức tạp thái quá bằng cách vẽ thêm nhiều chỉ báo vào biểu đồ. Hãy giữ cho biểu đồ phân tích sạch sẽ, rõ ràng, đơn giản và dễ xem nhanh chóng.​

4) Tỷ lệ lãi/lỗ là bao nhiêu, có lợi không?

Tỷ lệ lãi/lỗ là tỷ lệ số pip mà các trader sẽ cần đánh cược để kỳ vọng đạt được mức lợi nhuận mục tiêu. Theo nghiên cứu về đặc điểm của các trader thành công với bản phân tích hơn 30 triệu lệnh giao dịch, những trader có tỷ lệ lãi/lỗ dương có khả năng kiếm lời cao hơn gần ba lần so với những người không có. Ví dụ, tỷ lệ lãi/lỗ 2:1 có nghĩa là bạn sẽ đánh cược 1 đồng với kỳ vọng lãi được 2 đồng nếu lệnh giao dịch thành công. Hình minh họa bên dưới sẽ mô tả rõ hơn nguyên tắc này.

5) Bạn đang mạo hiểm bao nhiêu phần vốn?

Câu hỏi này là cực kỳ cần thiết cho các trader. Thường sẽ có nhiều trader làm cháy tài khoản của mình do sử dụng đòn bẩy ở mức tối đa khi theo đuổi “những món lợi chắc ăn”. Có một cách để tránh điều này là hãy giới hạn mức đòn bẩy được phép sử dụng trên tất cả các lệnh giao dịch ở mức 10:1 hoặc ít hơn. Ngoài ra còn một bí quyết hữu ích khác đó là bạn nên đặt điểm dừng lỗ trên tất cả các lệnh giao dịch và đảm bảo rằng tổng số tiền bị mang đi đánh cược không vượt quá 5% số dư tài khoản.

6) Thị trường có bất kỳ thông tin kinh tế quan trọng nào có khả năng tác động đến hoạt động giao dịch không?

Các bản tin thị trường bất ngờ có khả năng làm cho những lệnh giao dịch “hoàn hảo” bỗng chốc trở thành sai lầm. Mặc dù hầu như không ai có thể lường trước được những biến cố như khủng bố, thiên tai hoặc sự cố hệ thống trên thị trường tài chính, nhưng các bạn trader có thể lập kế hoạch trước cho các mốc thời gian phát hành số liệu kinh tế quan trọng như NFP, CPI, PMI và GDP.

Tóm lại, trader nào cũng nên lập kế hoạch trước bằng cách xem lịch kinh tế, trong đó bạn sẽ thấy rõ các số liệu phát hành kinh tế quan trọng từ các quốc gia hàng đầu.​

7) Bạn có đang tuân theo kế hoạch giao dịch không?

Tất cả những bước trên sẽ gần như vô dụng nếu chúng không được kết hợp với kế hoạch giao dịch. Nếu bạn đi chệch khỏi kế hoạch giao dịch thì sẽ dẫn đến các kết quả trái chiều khác nhau và chỉ càng gây thêm nhiều rối rắm cho quá trình giao dịch. Hãy tuân thủ đúng theo kế hoạch giao dịch đã vạch ra và đừng vào lệnh giao dịch trừ khi bạn đã hoàn thành các bước kiểm tra nêu trên và xác nhận rằng lệnh giao dịch có thể được thực hiện.
Theo dailyfx
 
Top Bottom