Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand - phần 2 | Cộng Đồng Forex Việt

admin

Administrator
942
27

Vùng supply demand vô hiệu khi nào?​


Một trong những quy tắc mà anh em trader hay "đồn đại" với nhau là những vùng supply demand có tuổi càng lớn thì càng quan trọng, và vì quan trọng nên tỉ lệ đảo chiều càng cao. Sự thực có giống như lời đồn không? Mình nghĩ là không, chẳng có lý do nào khiến cho giá chưa bao giờ quay lại một vùng supply demand "cao tuổi" nào đó sẽ chắc chắn đảo chiều.

Anh em trader nào còn "sống sót" qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2007-2008 chắc biết vụ bác Kiên và các đại ca bán rải giá vàng khi giá vượt đỉnh 850 USD/oz kể từ năm 1981. trader tiếp tục bán rải giá vàng kể cả khi giá vượt đỉnh 1000 với niềm tin "vùng giá này quan trọng lắm, đã lâu rồi chưa test... nên chắc chắn nó phải đảo chiều".

Các bạn xem một ví dụ nhỏ dưới đây:



Nếu bạn so sánh vùng supply demand cũ (vùng màu xanh) so với các vùng supply demand mới (màu cam) gần đây, bạn sẽ nhận ra các vùng supply demand mới có nhiều cơ hội giao dịch hơn, chưa kể có nhiều lợi nhuận hơn so với vùng supply demand cũ.

Vậy ta cũng có thể rút ra một kết luận nho nhỏ: thị trường càng quay trở lại vùng supply demand càng nhanh, cơ hội thắng khi ta trade vùng supply demand đó càng cao. Thế nên, tốt hơn là ta chỉ nên trade vùng supply demand được tạo ra gần đây.

Có phải giá thoát khỏi vùng supply demand càng nhanh thì vùng đó càng mạnh?​


Đây cũng là một "lời đồn" nổi tiếng khác khi trader xác định vùng supply demand mạnh hay yếu: vùng supply demand càng mạnh khi giá thoát khỏi vùng đó càng nhanh. Xét theo quy luật cung cầu của kinh tế học thì nó có vẻ khá đúng: khi giá của một tài sản tăng mạnh đó là vì cầu vượt cung, và ngược lại giá giảm mạnh khi cung vượt cầu.

Nhưng khi ta đem khía cạnh kinh tế học để áp đặt lên thị trường thực sự thì dường như không đúng lắm. Sự thật là các vùng supply demand có tỉ lệ đảo chiều cao chẳng liên quan gì đến cách mà giá thoát khỏi vùng supply demand đó mạnh hay yếu trong quá khứ.



Một số trader sẽ xem vùng demand trên hình là vùng demand mạnh vì giá đã tăng rất mạnh thoát khỏi vùng này trong quá khứ. Nhưng cho đến khi giá quay trở lại vùng này, nó không thể nào ngăn cản được giá dù chỉ 1 cây nến…

Cách xác định sức mạnh của vùng supply demand?​


Câu trả lời nằm ở cách mà vùng supply demand đó hình thành. Nó nằm ở đâu so với con trend thị trường ở thời điểm hiện tại.


Đây là chart EURUSD trên khung thời gian daily. Khi thị trường càng trending, các đợt sóng đẩy (impulse wave) càng dài hơn, ngày càng có nhiều người bắt đầu trade theo xu hướng (đọc thêm thấu hiểu tâm lý đám đông trader tham gia giao dịch). Cho đến con sóng giảm giá cuối cùng (khi vùng demand hình thành trên chart), khi cả trăm ngàn trader bắt đầu đổ xô bán tháo để "hóng" đợt giảm giá tiếp theo trên thị trường, thị trường đảo chiều và bãy toàn bộ các trader này khiến họ dính stop loss hàng loạt, từ lệnh short sell, họ buộc phải đóng lệnh thành buy, cấp thanh khoản cho "phe khác" của thị trường.

Không ai biết trader nào giật dây đằng sau chuỗi sự kiện này, nhưng họ đã và đang làm điều này liên tục trên thị trường.​


Những "thánh giật dây" này (tạm gọi là big boy), liệu họ có biết thị trường sẽ đảo chiều để vào lệnh buy không? Làm thế nào để họ đặt cược số tiền lớn để mua toàn bộ lệnh bán từ các trader đang mong đợi thị trường sẽ giảm giá?


Nhìn sâu hơn ở chart H1 bạn sẽ hiểu rõ vấn đề. Bạn sẽ thấy sau khi có một downtrend mạnh trước đó, thị trường hình thành một cột giá tăng mạnh, gần như thẳng đứng. Sự tăng giá đột ngột này chứng tỏ có một khối lượng giao dịch được thanh khoản đột ngột từ phe sell sang phe buy.

Nghĩa là, vùng supply demand có cơ hội đảo chiều cao hơn khi nó được tìm thấy tại vùng trend đảo chiều. Một vùng demand mới hình thành khi giá đang trong xu hướng giảm càng lâu thì tỉ lệ đảo chiều thành công càng cao hơn so với vùng demand hình thành khi trend giảm chỉ mới bắt đầu. Tương tự với vùng supply.

còn tiếp
cảm ơn các bạn đã ghé thăm theforexviet.com nếu thấy hay hãy để lại 1 like nhé
 
Top Bottom