Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand - phần 3 | Cộng Đồng Forex Việt | Cộng Đồng Forex Việt

Chính xác thì khi nào vùng supply demand vô hiệu?​


Như bạn cũng biết trên thị trường có 2 loại trader là trader giao dịch ngắn hạn và trader giao dịch dài hạn. Tương tự, big boy cũng sẽ có 2 loại big boy là những big boy giao dịch ngắn hạn và big boy giao dịch dài hạn.

Các big boy giao dịch trong ngày (intra-day) là những người thích bắt các đợt sóng nhỏ của thị trường, họ kiếm ít nhưng kiếm lợi nhuận dần dần trên thị trường. Họ đặt lệnh trong ngày nên họ sẽ có mong muốn lệnh giao dịch của họ phải được thanh khoản ngay trong ngày, chẳng ai trong số họ muốn đặt lệnh rồi qua hôm sau lệnh của họ mới "khớp".

Và như các bạn cũng biết các big boy sẽ chờ cho các lệnh giao dịch của retail trader bị dính stop loss tại vùng supply demand, các vùng supply demand vì thế sẽ không tồn tại quá 24 giờ (như đã giải thích lý do ở trên vì các bank trader không muốn lệnh chờ của họ bị thanh khoản qua đêm).

Vì vậy, có một quy luật mà các trader nên cân nhắc khi trading với vùng supply demand. Các vùng supply demand trade trên khung H1 chỉ nên tồn tại trong vòng 24 giờ. Nếu hơn 24 giờ mà thị trường không quay lại vùng đó, ta nên xem nó đã trở nên vô hiệu.

Nếu bạn trade vùng supply demand trên khung daily, nếu thị trường không quay trở lại vùng đó trong vòng 1 tháng, vùng đó sẽ trở nên vô hiệu. Với khung thời gian daily, vùng supply demand ở khung này chịu sự ảnh hưởng của các bank trader thích trade dài hạn (loại 2). Vị thế của những trader này là nguồn gốc hình thành trend trên thị trường forex.

Tuy gọi là trader, big boy v.v... nhưng họ là các thể chế lớn có vai trò định hình thị trường forex (các ngân hàng lớn, các quỹ lớn...). Họ sẽ hợp tác với nhau để điều phối thị trường và khiến cho các trader nhỏ lẻ như chúng ta nghĩ thị trường đang đi theo đúng xu hướng nhưng thực ra là ngược lại, thế là họ bẫy được chúng ta.

Xu hướng của thị trường​


Cũng như hầu hết các phương pháp trading, trader sử dụng vùng supply demand cũng phải nắm khái niệm về trend và sử dụng trend trong giao dịch. Tuy nhiên, vấn đề là cách mà các trader nhận định trend khiến cho họ mắc sai lầm.

Các trader thường hay quan sát khung thời gian daily và dựa vào đó để ra quyết định giao dịch dù họ giao dịch ở khung thời gian thấp hơn. Khi giao dịch ở khung thời gian thấp mà dựa vào khung thời gian cao để xác định xu hướng, họ vô tình trade ngược xu hướng khung thời gian thấp mà họ giao dịch, dẫn đến lỗ những lệnh không cần thiết.

Mọi người không ai nhận ra rằng, trend trên khung thời gian mà họ đặt lệnh là trend mà họ nên đi theo. Nếu bạn trade trên khung thời gian daily thì bạn nên trade theo xu hướng của daily, nếu bạn trade trên khung H1 bạn chỉ nên trade trên khung H1.

Tổng kết​


Với hàng loạt những thông tin mà bạn cập nhật xưa nay về vùng supply demand, bạn có thể đã mắc sai lầm. Bạn cần hiểu thị trường từ bản chất cốt lõi để biết thực sự vùng supply demand là loại vùng như thế nào.
  • Các loại lệnh chờ (limit order) không đóng vai trò di chuyển thị trường. Limit order cung cấp thanh khoản cho thị trường, stoploss của trader chính là limit order.
  • Tuổi của vùng supply demand cũng như sức mạnh của giá khi thoát khỏi vùng supply demand không liên quan đến độ mạnh yếu của vùng supply demand đó.
  • Vùng supply demand mới hình thành sau khi giá đã đi trong một xu hướng càng lâu thì tỉ lệ đảo chiều thành công càng cao.
  • Vùng supply demand ở khung H1 sẽ vô hiệu khi hình thành quá 24 giờ, và vùng supply demand ở khung daily sẽ vô hiệu khi hình thành quá 1 tháng.
Việc xác định vùng supply demand chỉ là mảnh ghép đầu tiên để trader có thể biết cách trade với loại vùng này. Có thể tuần tới, mình sẽ viết về cách vẽ vùng supply demand và cách vào lệnh với vùng supply demand.
cảm ơn các bạn đã ghé thăm theforexviet.com nếu thấy hay hãy để lại 1 like nhé
 
Top Bottom