Kế hoạch thoát lệnh theo pin bar | Cộng Đồng Forex Việt

Kế hoạch thoát lệnh theo pin bar - bài 4

Bài 4: Kế hoạch thoát lệnh theo pin bar​

Tôi có lý do để gọi phần này là “kế hoạch” mà không phải là “chiến thuật” thoát lệnh. Đó là vì tôi muốn bạn hiểu rõ rằng bạn cần phải có 1 kế hoạch thoát lệnh trước khi vào lệnh bằng pin bar hay bất cứ điều kiện gì khác. Hãy “lập kế hoạch trade và trade theo kế hoạch đã định”.

Có 2 kế hoạch thoát lệnh:

1. Thoát khi LỖ

2. Thoát khi LỜI

Tôi đặt việc thoát khi lỗ lên trước. Chúng ta thường nghĩ đến việc lời trước khi nghĩ đến việc lỗ. Nhưng để trade thành công thì bạn phải phòng thủ 100% thời gian, thế nên hãy nghĩ đến việc lỗ trước. Luôn luôn, luôn luôn, luôn luôn xác định kế hoạch thoát lỗ trước khi xác định mục tiêu chốt lời. Sự thay đổi trong suy nghĩ này sẽ làm bạn mau tiến bộ bởi nó làm bạn phải suy nghĩ phòng thủ và kỷ luật hơn.

Đặt dừng lỗ cho pin bar

Làm thế nào để xác định mức lỗ cho 1 tín hiệu pin bar? Chỗ tốt nhất để đặt dừng lỗ (stop loss) cho 1 trade dựa vào pin bar là phía trên hoặc dưới đuôi nến.



Đối với 1 setup pin bar tăng giá thì chúng ta sẽ đặt stop loss dưới đuôi pin bar. Khoảng cách đặt stop loss phụ thuộc vào từng trader cũng như từng cặp tiền nhưng tốt nhất là khoảng 5-10 pips cách đuôi pin bar.

Đặt chốt lời (take profit) cho pin bar

Phần này hơi khó để giải thích nhưng tôi sẽ cố gắng làm cho nó thật dễ hiểu.

Việc đầu tiên là bạn hãy xác định mức giá hỗ trợkháng cự trên chart. Trong thực tế thì đây là việc làm đầu tiên, trước cả việc xác định setup pin bar để vào lệnh. Việc này giúp chúng ta biết được 1 setup pin bar có “ngon” không bằng cách xem nó có cộng hưởng không. Tôi cũng thường tìm xem các mức khác trên chart khi xác định setup pin bar để chắc rằng tôi không bỏ sót 1 mức giá nào có thể ảnh hưởng đến setup.



Giống như pin bar setup như cũ, mức giá hỗ trợ gần nhất có vẻ là khoảng 0.8997 nên chỗ này khá an toàn để đặt chốt lời (take profit). Mặc dù market đã rớt xuống sâu hơn nhưng tốt nhất là luôn đặt take profit tại khu vực hỗ trợ hoặc kháng cự gần nhất. Khi bạn đã thành thục pin bar thì có thể trade chạy dài hơn bằng cách quan sát giá phản ứng tại các mức quan trọng.

Giờ bạn đã hiểu cách vào và thoát lệnh dựa vào pin bar nên tôi có 1 bài test cho bạn. Trong trường hợp trên, chúng ta vào lệnh khi giá phá mũi của pin bar, có gì sai ở đây không?

Mức giá hỗ trợ gần nhất (mục tiêu take profit) quá gần pin bar nên nếu vào lệnh bằng cách chờ giá phá mũi của pin bar thì sẽ vi phạm điều kiện tối thiểu 2R chúng ta đã đặt ra. Vậy phải làm thế nào? Nếu bạn nghĩ rằng là phải vào lệnh tại 50% pin bar thì tốt lắm, bạn đã đúng.



Nếu dùng chiến thuật chờ giá phá mũi thì chúng ta dừng lỗ 80 pips và có mức lợi nhuận mục tiêu là 90 pips. Điều này vi phạm nguyên tắc tối thiểu 2R vì take profit cần phải đạt được 160 pips. Vì thế chúng ta không vào lệnh bằng cách này. Nếu dùng cách vào lệnh 50% thì stop loss 40 pips và take profit 130 pips. Bạn đã thấy sự lợi hại của cách vào lệnh 50% chưa?

Nếu chúng ta rủi ro 100$ thì nếu dùng cách phá vỡ mũi của pin bar thì chỉ thu được 1.1R là 110$ nhưng nếu dùng cách 50% thì thu được 3.25R là 325$ với cùng rủi ro là 100$.

Sau đây tôi sẽ tóm lược những điểm quan trọng trong bài học này:

-Nghĩ đến mọi trade theo cách R

-Tối thiểu 2R

-Dùng cách 50% để tối đa hóa R

-Đặt stop loss cách đuôi pin bar khoảng 5-10 pips

-Tính stop loss trước khi nghĩ đến take profit

-Dùng mức hỗ trợ hoặc kháng cự gần nhất làm mục tiêu chốt lời.

Nguồn bài học DailyPriceAction.com
 
Top Bottom