Mô hình nến bearish engulfing | Cộng Đồng Forex Việt | Cộng Đồng Forex Việt

Mô hình nến bearish engulfing


Mô hình nến Bearish Engulfing (nhấn chìm giảm) là một mô hình cặp hai nến ngược nhau trong một xu hướng tăng. Tiêu chuẩn của một mô hình nến Bearish Engulfing là:
  • Ngày đầu tiên là một nến tăng, nhưng cũng có thể là nến doji.
  • Nến thứ hai là một nến giảm và có độ lớn thân lớn hơn nến ngày thứ nhất.
  • Giá mở của và đỉnh của nến thứ hai phải cao hơn giá đóng cửa của nến thứ nhất, và giá đóng cửa và đáy của nến thứ hai phải thấp hơn giá mở cửa của nến thứ nhất.
  • Định nghĩa chặt chẽ nhất về mô hình nến Bearish Engulfing buộc phải có thân nến của ngày thứ hai lớn hơn nến thứ nhất và bao gồm cả bóng nến trên và dưới.
Thông thường mô hình nến nhấn chìm giảm được xem như là mô hình three outside down. Điểm khác nhau là có thêm nến giảm ở ngày thứ ba và nến này có giá đóng cửa nằm dưới đáy của nến giảm ngày thứ hai.

Đặc điểm giúp cải thiện độ hiệu quả của mô hình Bearish Engulfing​

Nison phát biểu trong cuốn sách của ông (Japanese Candlestick Charting Techniques) (1991, trang 39) rằng những yếu tố sau đây làm tăng khả năng mô hình bearish engulfing là một chỉ báo quan trọng xu hướng đảo chiều:

  • Nến đầu tiên có thân nến nhỏ và nến thứ hai có thân nến rất dài.
Nguyên nhân: Sau một xu hướng tăng, một nến tăng nhẹ suất hiện cho thấy phe mua không thể đẩy giá đi cao nhiều như họ đã từng làm được lúc trước. Cũng cần nhắc lại, một nến tăng nhẹ chỉ ra rằng lực mua ít hơn so với nến tăng dài, chứng tỏ phe bán đang mạnh lên. Tương tự, một nến giảm mạnh xuất hiện sau một xu hướng tăng cho thấy bên bán đã trở lại thị trường và bên mua không thể dừng lại đợt tấn công này. Nến giảm càng dài bao nhiêu, phe bán càng mạnh bấy nhiêu.

  • Mô hình Bearish Engulfing xảy ra sau một xu hướng tăng dài hoặc sau một đợt tăng mạnh.
Nguyên nhân: Có thể chỉ ra rằng sau một giai đoạn tăng dài, nhiều trader dự định mua thì đã mua rồi, chỉ còn một số trader tiếp tục mua và đẩy giá cao hơn. Đây là lý do vì sao một nến tăng nhẹ hoặc nến doji lại quan trọng trong ngày đầu tiên của mô hình này; nó cho thấy bên mua đang bắt đầu đuối sức. Ngược lại, những đợt tăng nhảy vọt cao hơn thường tạo sự quá mua dễ dẫn đến xu hướng đảo chiều. Mô hình nhấn chìm giảm có thể là tín hiệu về việc giá đi quá nhanh và quá xa và xu hướng có thể thay đổi.

  • Khối lượng giao dịch ở nến thứ hai là rất lớn.
Nguyên nhân: Nhìn chung, khối lượng giao dịch lớn ở cây nến giảm mạnh (nến thứ 2) cho biết có một sự biến động mạnh diễn ra trong ngày và người bán liên tục bán ra ở giá thị trường, do đó giá giảm liên tục và đây là dấu hiệu giảm giá rất rõ. Để làm rõ vấn đề này với khái niệm cung cầu, nếu có nhiều trader sẵn sàng bán (cung nhiều hơn) và có ít trader sẵn sàng mua (cầu ít hơn) thì giá sẽ giảm, kết quả là nến giảm được tạo ra, khi mà giá mở cửa và giảm suốt cả ngày rồi đóng cửa thấp hơn vùng mở cửa

  • Thân nến thứ hai lớn hơn cả cây nến trước đó (bao gồm bóng nến).
Nguyên nhân: Nhiều nến nhỏ cho thấy sự do dự. Sự xuất hiện của một nến giảm mạnh lớn hơn những cây nến nhỏ trước đó chỉ ra rằng thị trường cuối cùng đã quyết định đi theo chiều giảm.

Mô hình Bearish Engulfing vô hiệu​

Nison (1994) phát biểu rằng mô hình Bearish Engulfing không còn giá trị khi giá đóng cửa của các nến tiếp theo vượt lên phía trên của mô hình nhấn chìm giảm bao gồm cả bóng trên, lúc này ông cho rằng khả năng thị trường chuyển từ phía bán sang phía mua (trang 78).

Kết hợp 2 nến của Mô hình Bearish Engulfing = Nến bắn sao​

Khi kết hợp vào trong một nến, nến thứ nhất và thứ hai của mô hình Bearish Engulfing sẽ trông như một nến bắn sao, đó là nến giảm đảo chiều.

Mô hình nến Bearish Engulfing xác nhận đường kháng cự


Biểu đồ trên là giá cổ phiếu Energy SPDR ETF (XLE) minh họa đường kháng cự màu xanh chính là đường kháng cự đối với giá đỉnh của nến thứ hai của mô hình Bearish Engulfing. Một khi bóng trên của nên giảm chạm tới vùng kháng cự, phe bán nhảy vào và chiếm ưu thế trong phần còn lại của ngày. Sự xác nhận đường kháng cự cùng với mô hình nhấn chìm giảm là một sự kết hợp mạnh mẽ để bên bán vào cuộc và làm cho giá giảm xuống trong vài tháng tiếp theo. Mô hình nến giảm trong biểu đồ này là một ví dụ điển hình cho việc thân nến thứ hai lớn hơn toàn bộ nến thứ nhất. Nến thứ hai khá dài là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ có một lực tác động làm giá giảm mạnh.


Mô hình Bearish Engulfing tạo kháng cự mới​


Nison (1994, p. 78) cho rằng những mô hình Bearish Engulfing có thể trở thành vùng kháng cự cho giá sau này. Biểu đồ bên trên của Energy SPDT ETF (XLE) minh họa một mô hình nhấn chìm giảm với nhiều đặc điểm: nến đầu tiên nhỏ, nến thứ hai rất lớn nhấn chìm năm cây nến trước đó; và nó xảy ra sau một xu hướng tăng dài. Sau mô hình nhấn chìm giảm, giá giảm nhưng sau một tuần giá bắt đầu xu hướng tăng lại cho đến khi giá chạm đến ngang đỉnh của cây nến thứ hai trong mô hình nhấn chìm giảm. Một trader táo bạo có thể đặt lệnh bán tại vùng giá được thiết lập bởi mô hình nhấn chìm giảm được tạo ra trước đó 17 cây nến. Trong ví dụ trên, trader sẽ có lợi nhuận nếu giao dịch theo mô hình này. Đáng lưu ý là nến chạm vào vùng kháng cự cũng sẽ gần như là mô hình nhấn chìm giảm. Định nghĩa chính xác của hai nến tạo mô hình này được là mây đen che phủ - Dark Cloud Cover.


Sự xác nhận bởi volume cao vào ngày thứ hai của mô hình Bearish Engulfing​

Chú ý rằng ở biểu đồ trên của chỉ số Dow Jones Industrial Average ETF (DIA), nến thứ hai của mô hình Bearish Engulfing có volume cao thứ nhì trong tất cả các ngày được hiển thị trên biểu đồ. Đây là bước xác nhận quan trọng để thấy volume cao được xác lập trong nến giảm thứ hai của mô hình nến nhấn chìm giảm. Điều đó cho thấy phe gấu đang tập trung bán vào ngày này. Cũng cần lưu ý hai ngày trước mô hình này đều có volume rất nhỏ và nến cũng nhỏ. Có thể suy ra được phe bò đang dần hết lực mua (nến nhỏ) và không còn hứng thú mua với giá cao (volume thấp). Nến giảm dài với volume cao chứng tỏ phe bò đã không còn sức mua và giá giảm dần trong nhiều tuần sau đó.

Tham khảo
1. Nison, S. (2003) The Candlestick Course. Hoboken: John Wiley & Sons.
2. Nison, S. (1994) Beyond Candlesticks: New Japanese Charting Techniques Revealed. New York: John Wiley & Sons.
3. Nison, S. (1991) Japanese Candlestick Charting Techniques. New York: New York Institute of Finance.
4. Rhoads, R. (2008) Candlestick Charting For Dummies. Hoboken: Wiley Publishing. 5. ThinkorSwim. (2011). ThinkorSwim Resource Center: Candlestick Patterns Library. Nguồn Finvids.com
 
Top Bottom