Mô hình nến bullish counterattack line | Cộng Đồng Forex Việt | Cộng Đồng Forex Việt

Mô hình nến bullish counterattack line


Bullish Counterattack Line
hay đường giao nhau tăng là mô hình hai nến xảy ra sau một xu hướng giảm và được xem là tín hiệu đảo chiều tại đáy. Bullish Counterattack Line là tín hiệu đảo chiều tại đáy không mạnh bằng một mô hình tương tự là mô hình xuyên thủng (piercing pattern). Nến đầu tiên là một nến giảm. Nến thứ hai mở cửa ở cách xa dưới giá đóng cửa của nến giảm đầu tiên nhưng có sự phục hồi, đóng cửa tại mức giá ngang với giá đóng cửa của nến đầu tiên. Có thể thấy, nến thứ hai là một nến tăng mạnh. Khoảng nhảy giá giảm vào ngày thứ hai đã cho bên bán một sự tự tin nhất định rằng xu hướng giảm sẽ tiếp tục, nhưng bên bán đã bị bất ngờ, thay vì giá tiếp tục giảm, thị trường đảo chiều và lấp khoảng gap và đóng cửa tại mức giá ngang với giá đóng cửa của nến phía trước. Phe bán không thu hoạch được gì vào ngày này

Mô hình Bearish Counterattack Line (đường phản công giảm)​


Ngược lại, Bearish Counterattack Line hoặc đường giao nhau giảm là mô hình hai nến xuất hiện sau một xu hướng tăng và được xem là tín hiệu đảo chiều tại đỉnh. Đường phản công giảm là một tín hiệu đảo chiều tại đỉnh không mạnh bằng mô hình tương tự là mô hình mây đen bao phủ (dark cloud cover). Nến đầu tiên là một nến tăng. Nến thứ hai mở cửa cách xa trên giá đóng cửa của nến tăng đầu tiên nhưng sau đó quay đầu, đóng cửa tại cùng mức giá với giá đóng cửa của nến đầu tiên. Có thể thấy, nến thứ hai là một nến giảm mạnh. Khoảng nhảy giá tăng vào ngày thứ hai đã giúp phe mua cảm thấy tự tin rằng xu hướng tăng vẫn tiếp diễn; nhưng bên mua đã bị bất ngờ, thay vì giá tiếp tục tăng, thị trường đảo chiều đi xuống và lấp khoảng nhảy giá và đóng cửa tại mức giá ngang với giá đóng cửa của nến trước đó. Bên mua không đạt được trong ngày này.

Biểu đồ minh họa Bullish Counterattack Line​


Một đường phản công tăng được thể hiện ở biểu đồ trên của Financial SPDR ETF (XLF). Ngày đầu tiên của đường phản công tăng là một nến giảm dài. Ngày tiếp theo, giá tạo khoảng gap giảm, nhưng phe mua có thể đẩy giá lên ngang mức đóng cửa của nến giảm đầu tiên. Nếu một trader kết hợp nến thứ hai của mô hình đường phản công tăng với nến tiếp theo, nến gộp chung là nến thứ hai của mô hình xuyên thủng đâm hơn hai phần ba nến giảm đầu tiên.

Biểu đồ minh họa nến Bearish Counterattack Line​


Một đường phản công giảm được thể hiện ở biểu đồ trên của Exxon Mobil (XOM). Một xu hướng tăng nhiều tuần liền trước khi xuất hiện mô hình đường phản công giảm. Một nến tăng tiếp nối một khoảng nhảy giá tăng. Tuy nhiên, bên mua không thể duy trì giá cao hơn giá mở cửa và bên bán đã tạo áp lực mạnh hơn đưa giá xuống ngang với giá đóng cửa của nến trước đó. Sau khi tạo đường phản công giảm, chín nến giảm xuất hiện theo sau.

Tham khảo

1. Nison, S. (2003) The Candlestick Course. Hoboken: John Wiley & Sons.
2. Nison, S. (1994) Beyond Candlesticks: New Japanese Charting Techniques Revealed. New York: John Wiley & Sons.
3. Nison, S. (1991) Japanese Candlestick Charting Techniques. New York: New York Institute of Finance.
4. Rhoads, R. (2008) Candlestick Charting For Dummies. Hoboken: Wiley Publishing. 5. ThinkorSwim. (2011). ThinkorSwim Resource Center: Candlestick Patterns Library.

Nguồn Finvids.com
 

Đính kèm

  • 1612707132250.png
    1612707132250.png
    60.3 KB · Lượt xem: 212
Top Bottom