Mười quy tắc của một price action trader - bài 20 | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ Mười quy tắc của một price action trader - bài 20

admin

Administrator
942
27

Bài này nói về 10 quy tắc bất di bất dịch của Price Action Trader. Anh em hãy luôn tâm niệm các quy tắc này trong đầu.
Các nhà giao dịch làm bất cứ điều gì họ có thể để kiếm nhiều tiền hơn từ thị trường. Họ mua máy tính giao dịch tốt hơn, thay đổi nhà môi giới của họ và chuyển từ thị trường này sang thị trường tiếp theo. Nhưng một lĩnh vực thường bị bỏ qua là những gì lấp đầy biểu đồ - hành động giá.

Không quan trọng nếu bạn là một nhà giao dịch dày dạn hay một người mới. Bạn cần nhớ bản chất của giao dịch hành động giá - sự đơn giản.

Giữ những tắc bất này trước mặt bạn khi bạn giao dịch. Họ sẽ giúp bạn chỉ thực hiện các giao dịch tốt nhất một cách nhất quán và giúp bạn luôn cởi mở với những khả năng mớ

biên dịch từ : THE 10 COMMANDMENTS OF PRICE ACTION TRADING

4.1.1. Hãy phân tích giá đầu tiên​

Nhìn vào biểu đồ, anh em hãy nhìn vào giá đầu tiên và trả lời câu hỏi, giá đang làm gì?


Nhìn vào giá trước. Phân tích giá trước. Trước khi anh em liếc mắt vào đường trung bình yêu thích của anh em. Hay nhìn vào cái bollinger bands chẳng hạn. Anh em phải tìm nền tảng thông tin ban đầu dựa vào giá, từ đó có riêng cho mình 1 cái bias, rồi mới nên phân tích indicator.

Cũng vì không muốn các thông tin từ indicator làm ảnh hưởng tới bias về market của mình, nên hiện tại mình đã xoá toàn bộ indicator trên chart, chỉ giữ lại giá và volume. Việc này làm cho khả năng nhận định và đọc giá của mình chính xác hơn, ít bị chủ quan cảm tính hơn. Nếu anh em có 1 cái indicator yêu thích nào đó, đừng bỏ nó đi, chỉ đảm bảo là hãy nhìn vào giá đầu tiên mà thôi.

4.1.2. Đừng cố gắng bỏ toàn bộ indicator​

Price Action Trader không phủ nhận công dụng của các indicator và không cho rằng toàn bộ indicator là vô dụng. Họ sẽ thoải mái giữ lại 1 hay 1 vài indicator giúp ích cho việc nhận định và vào lệnh của họ, trong khi vẫn đảm bảo khả năng phân tích hành động giá.



Trước khi bỏ 1 indicator, anh em hãy tự hỏi:

  • Tại sao mình xài indicator này?
  • Xài nó có gì lợi hơn là chỉ phân tích giá?
  • Giá trị của nó đối với việc nhận định market là gì?
Nếu thấy nó vẫn còn hữu dụng, hãy sử dụng nó. Đừng để cái mác Price Action Trader làm ảnh hưởng đến sự thoải mái của anh em trong phân tích với 1 indicator nào đó.

4.1.3. Giữ chart sạch sẽ và đơn giản​

Mục tiêu của chúng ta là luôn giữ cho hành động giá nổi bật nhất có thể, nên đừng làm rối nó với các indicator thế này:


Hay các đường trendline như thế này:

Bất kể là anh em vẽ bao nhiêu đường hay thêm bao nhiêu indicator lên chart, anh em chỉ có 2 con mắt và 1 bộ não. Nó sẽ không giúp việc phân tích của anh em tốt hơn đâu. Thay vào đó, hãy giữ chart sạch sẽ và dễ thấy được giá nhất. Và dành năng lượng cho việc lên kế hoạch vào lệnh, kiểm soát tâm lý và gồng lời nếu có.

4.1.4. Đừng quan tâm tới những cái tên mỹ miều của mô hình​

“Nó có phải là pin bar không? À không nó là bullish engulfing.”

“Cái này chắc là coiling inside bar, mà không chắc nữa.”

Anh em đang cố gắng ghi nhớ những cái tên này? Nghe chúng rất mỹ miều và có vẻ như việc thuộc lòng chúng sẽ mang đến lợi nhuận cho anh em. Nhưng không, cái tên không có giá trị gì, và ngay cả mẫu hình cũng không có giá trị gì nếu nó xuất hiện ngược xu hướng và tại các vị trí ngẫu nhiên trên chart.

Đừng quan tâm tới việc cây nến đó tên gì, hãy tập trung vào ý nghĩa của nó, điều mà nó muốn nói. Lực mua, lực bán, biến động giá, phe nào đang thắng thế.

Đừng cố gắng tìm các pin bar, thay vào đó hãy tìm lực mua, lực bán, sự từ chối tăng, từ chối giảm.


4.1.5. Không giao dịch các thị trường thanh khoản thấp​

Thị trường thanh khoản càng cao, Price Action càng phát huy tác dụng. Các đồng coin hay cổ phiếu thanh khoản thấp có các hành động giá cực kỳ ngẫu nhiên mà chẳng ai phân tích nổi.

Ngoài ra, Price Action còn phát huy tác dụng trên các khung thời gian cao hơn. Do đó trade khung càng cao thì càng tốt, lý tưởng nhất là D1.

4.1.6. Phải tôn trọng xu hướng hiện tại​

Xu hướng chính là thứ quyết định Price Action của anh em có chính xác và kiếm được tiền hay không.

Nhiều Trader đã thử phân tích và trade bằng Price Action, nhưng nhiều lần thất bại và kết luận rằng Price Action là vô dụng. Đó là do họ quá tập trung vào các setup hay mẫu hình Price Action, như pin bar, inside bar, fakey, mà quên mất Xu hướng chính là thứ quyết định các mẫu hình đó có tác dụng hay không.

Lợi thế của Price Action trading đến từ nhận định về Xu hướng của anh em, còn các setup chỉ là dấu hiệu để ta vào lệnh và đặt stop loss mà thôi.

Như trong chart dưới, anh em có thể thấy các setup bullish thất bại rất dễ dàng, bởi vì Xu hướng chính là giảm:


Phải biết tôn trọng xu hướng, mới tính đến chuyện trade và kiếm tiền bằng Price Action.

4.1.7. Phải tôn trọng các hỗ trợ và kháng cự​

Các Price Action Trader coi hỗ trợ kháng cự như thánh, chỉ sau xu hướng. Vì xu hướng có thể bị chặn đứng và đảo chiều bởi 1 hỗ trợ hay kháng cự mạnh.

Hỗ trợ kháng cự là các vị trí mà bò sẽ mua nhiều hơn, gấu sẽ bán mạnh hơn, hăng hơn. Như vậy khả năng giá đảo chiều khi chạm các vùng này là rất cao. hỗ trợ kháng cự là thứ tăng thêm lợi thế cho mỗi lệnh của Trader.



Một lần nữa, khi cân nhắc vào lệnh bởi các setup Price Action, Trader cần phải xác định xem setup đó xuất hiện tại VỊ TRÍ nào trên chart. Một setup pin bar xuất hiện tại 1 vị trí ngẫu nhiên không quan trọng thường sẽ không có ý nghĩa. Nhưng nếu nó xuất hiện tại 1 hỗ trợ mạnh, nó thành 1 setup buy đẹp.

4.1.8. Chỉ được vào lệnh khi xuất hiện setup​

Đây là điểm mấu chốt của Price Action trading. Price Action Trader không bao giờ vào lệnh khi không thấy 1 setup quen thuộc đối với anh ta, bất kể xu hướng có ủng hộ, vùng vào lệnh là 1 vùng quan trọng như thế nào đi chăng nữa.

Việc phân tích xu hướng và các vùng tiềm năng đã cho Trader 1 phần lợi thế so với những tay chơi khác rồi. Tuy nhiên các setup - mẫu hình Price Action, mới chính là thứ tạo ra độ bá đạo của Price Action Trader. Các setup như pin bar, inside bar, fakey, pin bar-inside bar combo chính là tín hiệu bật đèn xanh cho Trader vào lệnh.

Vì sao? Vì các setup này có 2 nhiệm vụ: xác định thời điểm (timing) vào lệnh và kiểm soát rủi ro.

Khi các setup này xuất hiện, Trader biết rằng giá sẽ có khả năng cao là đi đúng ý mình, như vậy là đủ điều kiện đặt lệnh.

Chúng cũng xác định chính xác rủi ro mà mỗi lệnh phải chịu. Và thường lượng rủi ro này cực kỳ nhỏ so với số lợi nhuận có thể đạt được. Price Action Trading lợi hại ở chỗ đó.


Như ví dụ trên, anh em có thể thấy 1 setup pin bar rất đẹp xuất hiện tại ngay kháng cự trong xu hướng giảm, như vậy ta đã đủ điều kiện để sell. Lệnh sell stop được đặt tại mũi pin bar với stop loss trên đuôi pin bar 1 chút, cực kỳ chặt chẽ và đem lại lợi nhuận lớn.

Sự lợi hại của Price Action Trading là nó vừa có xác suất thắng cao, vừa có thể đạt được risk:reward cao. Rõ ràng ít có phương pháp nào đạt được cả 2 mục tiêu này.

4.1.9 Sự thấu hiểu market đang trade​

Price Action không phải thánh. Nó không thể áp dụng 1 cách máy móc trên tất cả mọi market. Thực ra nó rất nghệ thuật và phụ thuộc vào người sử dụng nó là chính.

Bạn có hiểu được market đang trade hay không? Bạn có biết độ biến động của nó bao nhiêu không? Các mẫu hình Price Action có hiệu quả trên market đó không? Tất cả những điều này góp phần quan trọng vào sự thành công của Price Action Trading, mà chỉ có thể biết được khi người Trader thấu hiểu market mà anh ta đang trade.

4.1.10. Hãy có riêng cho mình một quan điểm​

Các Price Action Trader sống được lâu trên market đều cực kỳ độc lập. Họ ít khi trade Theo kèo của người khác.

Khi đọc phân tích của người khác, đầu óc chúng ta vừa đồng ý, vừa phản kháng. Rồi cuối cùng thành phân vân và bối rối.


Nên đọc phân tích của những tiền bối về Price Action Trading để học hỏi cách phân tích của họ. Và chỉ nên chọn 1 người để đọc. Mỗi tuần mình đều đọc bài phân tích Price Action của Nial Fuller để học cách cảm nhận market của anh, nhưng mình vẫn giữ quan điểm của mình.
 
Top Bottom