Phân tích thị trường từ a đến z - bài 9 | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ Phân tích thị trường từ a đến z - bài 9

  • Thread starter admin
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 352

admin

Administrator
942
27

Phân tích giao dịch trong ngày​

Ở phần này, tôi muốn nói với bạn cách tiếp cận với phân tích thị trường trong ngày, từ đầuđến cuối. Điều đầu tiên cần làm là xem lịch kinh tế và những tin tức, sự kiện nào sẽ xảy ra. Bạn nênđánh dấu thời gian tin tức lại. Không ai muốn một giao dịch được kích hoạt bởi một cú giậtgiá đột biến khi có tin tức phải không?Tiếp theo, bạn sẽ xem xét xu hướng chung, một bức tranh lớn về tài sản đang phân tích.Chúng ta có thể làm bằng cách nhìn vào H4 hoặc D1. Xu hướng sẽ tăng, giảm hay đi ngang?Nếu có xu hướng tăng mạnh thì chỉ tìm cơ hội mua, còn xu hướng giảm mạnh thì chỉ tìm cáccơ hội bán. Nếu đi ngang chúng ta có thể mua hoặc bán. Bạn phải biết được xu hướng chungvì các mức cản trong ngày (intraday levels) không đủ mạnh để thay đổi một xu hướng mạnh.Nếu người mua hoặc người bán đang đẩy giá mạnh theo một hướng trong nhiều ngày, họ sẽkhông quan tâm đến các mức cản yếu trong ngày như vậy.Khi bạn đã đánh dấu các tin tức vĩ mô quan trọng và nhận thức được xu hướng chung, giờ làlúc phân tích hành động giá trong ngày. Cá nhân tôi thường phân tích nến 30 phút. Ngoài ra,biểu đồ 15 phút hoặc 1h cũng hiệu quả. Bây giờ bạn sẽ nhìn biểu đồ và đánh dấu tất các cảcác lĩnh vực quan trọng và thông tin mà hành động giá đang mang lại cho bạn. Khu vực quantrọng nhất cần lưu ý là các khu vực giá đi ngang, khu vực có xu hướng, và sự từ chối giámạnh mẽ. Tôi đã nói về những điều này trong phần Price Action của cuốn sách này. Giờ tôi sẽ đưa lại một hình ảnh minh họa rõ hơn:



Bằng cách này, bạn sẽ có bức tranh hoàn chỉnh về thị trường và bạn có thể bắt đầu tìm kiếm các mức cản để giao dịch (trading levels).
Giờ là lúc tốt nhất để bắt đầu phân tích Volume Profile. Bạn sẽ phân tích các khu vực hành động giá đáng chú ý và tìm kiếm dựa trên 3 setup chính:
Setup 1: Khối lượng tích lũy (Volume accumulation setup)
Setup 2: Xu hướng hình thành (trend setup trade)
Setup 3: Từ chối giá (Rejection setup)

Tìm kiếm sự xác nhận các mức cản dựa trên khối lượng (volume-based levels) cũng hiệu quả. Để làm việc này tôi sử dụng chiến lược Price action đã được đề cập trước kia. “Chiến lược xác nhận” (comfirmation stratergies) là:

  • Hỗ trợ trở thành kháng cự (và ngược lại)
  • Chiến thuật “mở bát”
  • AB=CD
  • Phiên mở cửa
  • Mức giá cao và thấp của ngày/tuần
Khi bạn đã tìm được các cản (levels), bạn cũng nên kiểm tra xem có cản yếu nào gần đó không. Điều tương tự xảy ra đối với một cuộc đấu giá thất bại (Failed Auction). Cả hai đều được miêu tả ở phần trước cuốn sách này. Bạn cần lưu ý những điều này để tránh đặt Entry gần chúng.
Sau cùng, mọi việc đã xong, giờ chỉ cần bám theo kế hoạch và thực hiện tất cả các giao dịch một cách hoàn hảo.

Phân tích cho giao dịch theo sóng (Swing) và đầu tư dài hạn​

Lên kế hoạch cho giao dịch swing và sự đầu tư dài hạn về cơ bản cũng giống như phân tíchtrong ngày. Trên thực tế, nó còn dễ hơn một chút. Lý do là trong hầu hết các trường hợp bạncó thể bỏ qua bước đầu tiên (kiểm tra lịch kinh tế vĩ mô) và cả bước thứ hai (phân tích xuhướng lớn). Lý do cho việc này là những giao dịch swing và dài hạn có khu vực SL lớn hơn vàvì thế biến động do các tin tức kinh tế thường không tác động đến giao dịch của bạn (trừnhững tin liên quan đến ngân hàng trung ương có thể tác động đến vị thế khi giao dịchswing).

Bạn cũng không cần chú ý tới xu hướng lớn vì các cản cho giao dịch swing và dài hạn đủmạnh để đổi hướng của một xu hướng mạnh. Dưới đây là một lệnh mua khi giao dịch swingmà tôi mới thực hiện cho cặp AUD/USD (khung D1):

Trong hình, bạn có thể thấy rõ ràng là đang có xu hướng giảm mạnh. Vì đây là một giao dịch swing, tôi đã vào lệnh mua mặc dù nó là một giao dịch ngược xu hướng.
Khi tạo ra các mức đảo chiều và lên kế hoạch giao dịch dài hạn, bạn chỉ thực hiện phân tíchhành động giá và phân tích Volume Profile. Bạn làm chính xác theo cách phân tích cho giaodịch trong ngày, trừ việc bạn sử dụng khung thời gian lớn hơn. Bạn cũng có thể sử dụng các“chiến lược xác nhận” (comfirmation stratergies):

  • Hỗ trợ trở thành kháng cự (và ngược lại)
  • Chiến thuật “mở bát”
  • AB=CD
Với giao dịch swing và dài hạn, bạn cũng cần quan tâm tới các mức cản yếu và các đấu giáthất bại (failed auctions). Hãy chú ý tới nó ở những khung thời gian cao hơn (h4 hoặc D1) chogiao dịch swing, W1 hoặc Mn1 cho những giao dịch dài hạn.

Quản lý vị thế​

Mục tiêu lợi nhuận
Có hai cách cơ bản để xác định mục tiêu lợi nhuận. Đó có thể là lợi nhuận cố định hoặc lợi nhuận dựa trên khối lượng

Lợi nhuận cố định:
Dùng cách này bạn thích ứng được với sự biến động của thị trường mà bạn giao dịch. Ví dụsử dụng ATR như tôi đã nói ở phần trước cuốn sách. Cách này bạn sẽ dùng cùng một mụctiêu lợi nhuận như nhau cho tất cả các giao dịch trong ngày – ví dụ 10 pip lợi nhuận cho mỗigiao dịchCách này khiến cho giao dịch của bạn và quá trình quyết định trở nên đơn giản vì bạn khôngcần nghĩ về quản lý lợi nhuận cho từng giao dịch.

Lợi nhuận dựa trên khối lượng:

Trong cách này, mục tiêu lợi nhuận của bạn khác nhau trong từng giao dịch. Bạn xác định nó bằng cách dùng Volume Profile. Logic của việc này là vùng khối lượng lớn là một kháng cự/hỗ trợ mạnh. Vì thế bạn cần đặt mức lợi nhuận trước mỗi kháng cự/hỗ trợ này, vì có một rủi ro rằng giá sẽ trở lại vùng hỗ trợ kháng cự và mục tiêu lợi nhuận không thể đạt tới. Hãy nhìn vào một ví dụ lệnh mua mà tôi mới thực hiện mấy ngày trước:


Trong hình, bạn có thể thấy kháng cự dựa trên khối lượng (quanh mức giá 1.1934) đã đưa giá trở lại hành động bán. Nơi lý tưởng thể thoát giao dịch này là quanh mức 1.1930 – 1.1934.

Đây là một ví dụ khác rõ ràng hơn

Tại đây, như tôi đã viết trong topic, tôi đã thoát vị thể mua cặp USD/JPY khi tiến tới vùng cơ sở (base). Một sự trùng hợp khá đẹp, bạn có nghĩ thế không? Hãy nhìn vào giao dịch dưới (lệnh mua của tôi theo Setup số 2: Setup theo xu hướng.

Nguyên tắc chung của đặt lợi nhuận theo khối lượng đó là đặt mục tiêu lợi nhuận trước 1 vài pips khu vực khối lượng đáng kể đầu tiên trên xu hướng bạn giao dịch. Nếu nó quá gần (khoảng 10% mức biến động ngày), đừng giao dịch. Mục tiêu lợi nhuận sẽ quá nhỏ và lợi nhuận tiềm năng không xứng đáng để mạo hiểm.

Đặt Dừng lỗ (SL)

Dừng lỗ cố định
Cách này xác định SL theo biến động của thị trường. Ví dụ bạn dùng ATR, bạn sẽ dùng cùng mức SL cho tất cả các giao dịch trong ngày, ví dụ là 10 pips. Cách này khiến giao dịch và việc quyết định trở nên dễ dàng vì bạn không cần nghĩ về SL mỗi khi vào lệnh.

Dừng lỗ theo khối lượng
Trường hợp này SL của bạn sẽ khác nhau trong mỗi giao dịch. Bạn xác định bằng Volume Profile. Logic ở đây là những vùng volume đáng kể là vùng hỗ trợ/kháng cự mạnh. Vì thế, bạn cần đặt SL sau những mức hỗ trợ kháng cự này vì những vùng này sẽ ngăn cản giá tiến tới SL của bạn. Điểm đặt SL tốt ví dụ như sau điểm đảo chiều, nơi mà volume thấp nhất.

Với cách này, bạn cũng cần chú ý tới biến động của thị trường, đôi khi SL của bạn quá gần và rủi ro cho việc giá giật qua là rất lớn. Vì thế, sử dụng phương pháp này không phù hợp trong tất cả các trường hợp. Ví dụ, nếu Sl dựa trên Volume chỉ có 5 pips và cặp tiền này có mức biến động trong ngày quanh 150pips, bạn sẽ không thể thành công và việc cố định mức sl khoảng 20pips phù hợp hơn. Trong trường hợp này giải pháp tốt là dùng vùng volume đáng kể gần thứ hai để làm kháng cự hỗ trợ, và đặt SL sau đó.
Hãy nhìn vào ví dụ sau:



Trong ví dụ tiếp theo, có 2 lựa chọn đặt SL: Một là đặt SL ở mức volume đáng kể kết thúc. Tuy nhiên nó chỉ có 7 pips, khá nhỏ nên bạn có thể xem xét lựa chọn số 2: đặt SL ở đỉnh đảo chiều và nó khoảng 18 pips. Cách bạn chọn tùy thuộc vào biến động của thị trường:



Ví dụ tiếp theo sẽ cho các bạn xem một giao dịch swing tôi đã thực hiện với EUR/USD. Tôi vào vị thế mua tại mới có volume cao nhất (Setup số 1: Volume tích lũy). SL của tôi dưới vùng khối lượng lớn nhất và cũng nằm dưới điểm xoay chiều, khoảng 78pips, gần bằng với mức biến động trung bình trong ngày.


SL theo khối lượng: SL thay thế​

Với cách tiếp cận SL thay thế, bạn không thoát vị thế khi nó chạm mức SL mà bạn thoát nókhi một cây nến đóng cửa đi qua mức SL bình thường. Lý do cho điều này là thỉnh thoảng giágiật qua mức đó, bạn bị SL nhưng ngay sau đó giá lại quay trở lại đúng hướng dự đoán. SLthay thế sẽ giải quyết những trường hợp như vậy.

Tuy nhiên, có mặt tiêu cực ở đây đó là bạn sẽ không biết khi nào giá sẽ dừng lại và quay đầu.Không dễ để quản lý vị thế kiểu này. Vì thế, tôi sử dụng “SL theo kịch bản tồi tệ nhất”, bằng150% mức SL. Nếu giá đi qua điểm SL tồi tệ nhất này, tôi sẽ thoát vị thế ngay. Điều này ítnhất cho bạn biết tình huống tệ nhất bạn sẽ mất bao nhiêu tiền.

Theo kinh nghiệm của tôi, SL tồi tệ nhất không thường xuyên dính. Nó thường là một điểm an toàn. Hãy để tôi minh họa cách mà SL thay thế hiệu quả thế nào trong một giao dịch tôi đã thực hiện hôm qua:


Dưới đây, bạn thấy một charts ngày AUD/NZD. Tôi có một mức đảo chiều mua dựa trên khốilượng tích lũy (Setup số 1). SL bình thường sẽ ở quanh 1.0659 – chính là nơi có râu câypinbar ở phía dưới bên trái đồ thị. Đây là một nơi tốt và hợp lý để đặt SL vì nó dưới mức hỗtrợ chính, ở đây là điểm volume mạnh (vòng tròn màu xanh) và điểm đặt SL này nằm trongvùng volume thấp. Sau khi vào lệnh mua, giá đi ngược và chạm SL bình thường ngay. Tôi nghĩcó thể nhiều người đặt SL của họ ở đây, và thị trường đã quét, sau đó giá quay đầu tăng.Tôi không đóng vị thế khi giá gặp SL bình thường vì tôi dùng SL thay thế. Tôi đóng vị thếtrong 2 tình huống: 1 là nến ngày đóng cửa dưới SL bình thường, 2 là giá tiến tới SL tồi tệnhất. Nếu không có trường hợp nào xảy ra tôi sẽ giữ vị thế và tôi có thể giữ được lợi nhuậnvào ngày hôm sau.


Để tôi cho bạn xem một ví dụ khác, đây là một giao dịch swing cặp EUR/USD. Giá không thựcsự tôn trọng mức bán nên nó đã tiến tới mức SL. Tuy nhiên nến ngày chưa đóng sau SL và nócó thể không cắn SL tồi tệ 150%. Vì thế, tôi không đóng lệnh. Thậm chí, sau đó giá quay lại vàtôi đã đạt lợi nhuận.Tôi thích dùng SL thay thể khi giao dịch swing và tôi dùng nó với nến ngày. Tôi không dùng Sl thay thế chogiao dịch trong ngày.

Quản lý dừng lỗ (SL)​

Quản lý SL là bạn quản lý thua lỗ tiềm năng bằng cách di chuyển mức SL. Tôi đưa ra 3 cáchquản lý:Quản lý tích cực: Không di chuyển SL trong bất cứ tình huống nào. Chỉ có SL hoặc TP. Dù cáchnày đơn giản nhưng nó rất hiệu quả, tuy nhiên nhiều khi giá gần chạm TP thì quay lại SL. Thậtkhông may, cách quản lý này không hiệu quả trong những tình huống như vậyQuản lý trung lập: Bạn sẽ dịch SL đến điểm giá có phản ứng (nơi giá đảo chiều) khi giá đãchạy khoảng 70-80% mức lợi nhuận.Với 10 pips lợi nhuận, tình huống sẽ trông như thế này:


Bằng cách này, bạn có thể tránh khỏi kịch bản giá gần chạm TP thì lại bị SL. Thường thì khi giá chạy 70-80% TP bạn có thể chắc chắn về điểm vào. Tuy nhiên nếu giá quay về điểm vào lệnh sau khi đã chạy 70-80% mức TP, bạn nên thoát lệnh. Vì nó cho thấy giá đã có phản ứng, nhưng không mạnh như kỳ vọng.

Tôi thích sử dụng chiến lược này khi giao dịch cặp EU và trong phiên Mỹ. Cách quản lý bảo thủ: Khi giá chạy được 70-80% TP, bạn sẽ di chuyển SL về điểm vào (Entry) hay điểm hòa vốn. Thế là giao dịch không bao giờ bị lỗ được nữa. Với TP 10 pips, tình huống sẽ trông như thế này:

Tôi không thích cách quản lý này. Lý do là vì giá thường xuyên quay trở lại mức Entry sau phản ứng đầu tiên. Tuy nhiên lý do chính là thỉnh thoảng có 1 đợt sóng hồi (pull back) trở về đúng điểm vào lệnh, Cách này khiến cho nhiều vị thế có tiềm năng lợi nhuận cao lại sớm bị đóng tại điểm hòa vốn

Lý do nhiều người thích cách này vì họ cảm thấy an toàn khi họ dịch về điểm hòa vốn. Khi đó họ chỉ có thể thắng hoặc hòa. Tuy vậy, nhiều người bị thoát ở vị trí hòa nhiều hơn là người đạt TP.

Thoát vị thế sớm​

Bạn có thể áp dụng quy tắc này trong cả 3 cách quản lý trên. Ý tưởng ở đây là thoát vị thế tại điểm hòa vốn khi bạn không thấy điểm phản ứng nào và khi giá loanh quanh nhiều lần trong phạm vi từ Entry đến SL mà không có sự từ chối giá nào đáng kể. Trong tình huống này, bạn nên cố gắng thoát lệnh tại điểm Entry. Ví dụ như hình sau:

Theo tôi, nơi tốt nhất để thoát lệnh là tại điểm Entry (hòa vốn) vì đây thường là một vùng hỗ trợ/kháng cự hiệu quả

Nếu giá không tôn trọng mức cản, đi qua nó và mức cản bắt đầu trở thành vùng kháng cự (khi bạn bán) hoặc vùng hỗ trợ (khi bạn mua) thì tốt nhất hãy thoát lệnh tại điểm vào và chờ cơ hội khác. Có nhiều cơ hội cho bạn thoát lệnh tại điểm vào. Thường thì phản ứng tại vùng khối lượng khá chính xác, nên nếu tham lam không bỏ giao dịch, bạn sẽ lỡ cơ hội thoát một giao dịch thua lỗ.

Thêm vào đó, theo kinh nghiệm của tôi thì cơ hội thoát lệnh tại điểm vào không có nhiều. Thực ra nó chỉ có vào phút hoặc vào giây. Vì thế tốt nhất không thoát bằng tay, mà dời TP đến mức Entry để nó tự kích hoạt.

Dù sao quản lý theo cách này hay không là do bạn. Đó không phải là phương pháp tồi, nhưng đôi khi kiên nhẫn sẽ được đền đáp, còn hơn là cố thoát ra khi thực hiện giao dịch thứ hai. Vài năm trước tôi đã dùng phương pháp này, nhưng sau đó tôi quyết định đơn giản hóa mọi việc, tôi dừng giao dịch tại đây và trong mỗi trường hợp tôi đều giữ nguyên lệnh, bất kể điều gì xảy ra.

Quản lý vốn​

Quản lý vốn là một phần quan trọng trong kế hoạch giao dịch. Ngay cả khi chiến lược giaodịch của bạn cực kì tốt, bạn vẫn có thể thất bại nếu không có chiến lược quản lý vốn hiệu quả.

Xác định mức lỗ của mỗi lệnh trade​

Một trong những điều quan trọng nhất trong quản lý vốn là mức lỗ/mỗi giao dịch (Risk, sau đây viết tắt là R). Dưới đây là cách xác định R:

Đầu tiên, bạn cần backtest chiến lược giao dịch của mình. Sau khi hoàn thành, bạn có thểthấy chiến lược của mình hiệu quả như thế nào qua thời gian. Điều quan trọng nhất,backtest sẽ cho thấy sự sụt giảm lớn nhất trong tài khoản (drawdown) mà chiến lược nàytạo ra trong quá khứ. Bằng cách này, bạn sẽ có một hình dung về kịch bản tồi tệ nhất có thểxảy ra. Điều quan trọng cần nhớ, đây chỉ là backtest, kịch bản tồi tệ nhất có thể sẽ tệ hơnnữa trong điều kiện giao dịch thực (ví dụ, tệ hơn 20%).

Giả sử trong trường hợp sụt giảm lớn nhất, chiến lược giao dịch tạo ra 6 thua lỗ liên tiếp.Thêm vào hệ số 20%, bạn có 6 x 1.2 = 7.2 thua lỗ. Do đó, bạn có thể kì vọng rằng, trong trường hợp xấu nhất bạn sẽ gặp 7 lần thua lỗ liên tiếp.

Bây giờ, bạn cần suy nghĩ về số tiền trong tài khoản bạn sẵn sàng chấp nhận mất và vẫncảm thấy “tương đối ổn” với sự mất mát này. Tương đối ổn nghĩa là bạn cảm thấy chấpnhận được với sự sụt giảm này và bạn vẫn có khả năng suy nghĩ rõ ràng và bám sát kế hoạch giao dịch. Giả sử rằng bạn cảm thấy thoải mái với sự sụt giảm 25% tài khoản. Rõ ràng, mỗingười sẽ có con số khác nhau. Một người trẻ đầy tham vọng cố gắng gia tăng tài khoản nhỏcủa mình có thể sẽ cảm thấy tương đối thoải mái với sự sụt giảm 50%, trong khi một ngườilớn tuổi, người có nhiều kinh nghiệm trade hơn với một tài khoản lớn sẽ cảm thấy tồi tệ nếuanh ta thua lỗ 10% tài khoản.

Trong ví dụ này, cho rằng bạn có khả năng đương đầu với sự sụt giảm 25%. Lúc này, 7 lệnh thua tương ứng với 25% thua lỗ. Nếu bạn chia 25% cho số lần trade, bạn có được con số % của tài khoản bạn nên mạo hiểm cho mỗi lần trade. Trong trường hợp này là 25% / 7 = 3.58%. Dựa trên tính toán đơn bản này, rủi ro cho mỗi lệnh nên là 3.58%.

Tỉ lệ Lời Lỗ (Risk Reward)​

Tỉ lệ Risk Reward (viết tắt RR) cho thấy số tiền bạn mạo hiểm so sánh với số tiền bạn có thể thắng. Ví dụ, nếu bạn vào lệnh với mức rủi ro 20 pips (trong trường hợp giá đi ngược dự đoán của bạn) và lợi nhuận tiềm năng là 40 pips, lúc này tỉ lệ RR = 1:2. Hãy xem ví dụ bên dưới:


Có một quan điểm được nhiều người đồng tình đó là bạn nên luôn luôn duy trì một tỉ lệ RiskReward dương (lợi nhuận tiềm năng lớn hơn thua lỗ tiềm năng). Mặc dầu tôi không chắcchắn tại sao mọi người lại thích điều này. Dường như họ không thật sự thấy măt trái của tỉ lệRisk Reward dương, đó là tỉ lệ thắng (strike rate) thấp hơn. Đây là một chỉ số thống kê đơngiản. Ví dụ, nếu chiến lược của bạn có tỉ lệ thắng 60% với tỉ lệ Risk Reward 1:1, nếu bạnmuốn gia tăng Profit Target (mức Lời) để có tỉ lệ Risk Reward là 1:2, lúc này tỉ lệ thắng sẽ đixuống theo tỉ lệ tương ứng và có thể sẽ ở đâu đó vào khoảng 40%.

Hãy nhớ điều này: Tỉ lệ RR càng cao, tỉ lệ thắng càng thấp. Đây là một bài toán đơn giản và không thể chối cãi.

Có thêm một yếu tố nữa mà mọi ngườithường bỏ qua. Đó là yếu tố thời gian.Bạn càng giữ vị thế càng lâu, những điềubất ngờ càng có khả năng cao sẽ xuấthiện (những điều chống lại bạn). Ví dụ, thịtrường có thể mất đi động lực tăng/giảmgiá (momentum) của nó, hoặc có một vàitin kinh tế không mong muốn làm thayđổi hoàn toàn hướng đi và tâm trạng củathị trường. Rất nhiều điều không mongchờ có thể xảy ra. Nếu bạn gia tăng MứcLời (Profit Target) quá xa để có tỉ lệ RRdương, lúc này rủi ro của những điềukhông mong muốn xảy ra sẽ lớn hơn nếubạn sử dụng tỉ lệ RR như là 1:1 chẳng hạn.

Nhiều người thích tỉ lệ thắng cao, do đó họ chọn tỉ lệ RR âm (lời ít hơn lỗ). Mặt trái của tỉ lệ RR âm đó là khi bạn gặp lệnh thua, cảm giác sẽ rất đau đớn (thua lỗ lớn hơn nhiều so với lợi nhuận thường gặt được của bạn)

Một vài người thích có tỉ lệ RR dương – ví dụ những người dời vị thế (trail their positions) và
giữ lâu để ăn những lệnh lời đậm. Mặt trái của điều này là tỉ lệ thắng thấp và họ cần phải rất
kỉ luật bởi vì số lệnh thua cao. Không dễ dàng gì để giữ được “cái đầu thép” khi bạn gặp phải
7 lệnh thua liên tiếp …
Tôi nghĩ cả 2 thái cực đều không tốt. Vì nguyên nhân này, tỉ lệ RR ưa thích của tôi gần với 1:1.
 
Top Bottom