Phương pháp wyckoff - xác định các điểm mua cổ phiếu tốt nhất ( bài 16) | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ Phương pháp wyckoff - xác định các điểm mua cổ phiếu tốt nhất ( bài 16)

admin

Administrator
942
27
Phần này chúng ta sẽ tiếp tục chủ đề xác định các điểm mua cổ phiếu tốt nhất bằng cách nghiên cứu các ví dụ thực tế. Tham khảo cách xác định các phiên PS; SC; AR; ST và cách kẻ đường khoáng cự và hỗ trợ để xác định vùng tích lũy.

Đây là biểu đồ giá theo khung thời gian tuần của cổ phiếu LVS. Trên biểu đồ chúng ta thấy cổ phiếu LVS có một xu hướng downtrend kéo dài trong 2 năm. Đường kênh xu hướng downtrend được xác định là hai đường kênh màu đỏ bằng 03 điểm khoanh tròn đỏ (Tham khảo cách vẽ đường kênh xu hướng trong phần giai đoạn uptrend và downtrend). Hãy để ý trong suốt xu hướng downtrend giá liên tục giảm rồi dừng rồi giảm. Cuối cùng khi xuất hiện các điểm quá bán ở PS và SCLX và Spring thì xu hướng giảm đã dừng lại và bắt đầu xuất hiện giai đoạn tích lũy từ điểm PS đến LPS,và cuối cùng giá Break khỏi đường kênh xu hướng một cách mạnh mẽ

Dưới đây là biểu đồ theo khung thời gian ngày để phân tích chi tiết giai đoạn tích lũy. Cổ phiếu LVS hình thành giai đoạn phân phối vào năm 2014 trước khi bắt đầu một xu hướng downtrend trong 2 năm. Sau khi giá ngừng giảm và chúng ta đã xác định được các điểm PS, AR và SCLX chúng ta sẽ vẽ đường kháng cựhỗ trợ của giai đoạn này. Chúng ta thấy ở cuối giai đoạn tích lũy xuất hiện Spring ở đáy của SCLX. Đây là tín hiệu xác nhận đây là giai đoạn tích lũy.


Trên biểu đồ theo khung thời gian tuần chúng ta thấy LVS xuất hiện các phiên quá bán khi mà giá giảm thủng đường kênh dưới với khối lượng lớn sau đó lại hồi phục lại trong kênh. Sau đó chuyển sang biểu đồ khung thời gian ngày để xác định điểm bắt đầu hình thành giai đoạn tích lũy. Chúng ta thấy xuất hiện phiên UT tại vùng giá kháng cự. Và không xuất hiện sự tích lũy ở vùng giá này và giá điều chỉnh trở lại đường hỗ trợ. Hãy để ý trong giai đoạn điều chỉnh từ sau UT hình thành các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Nhưng tín hiệu kiểu này thường cho thấy giá sẽ giảm tiếp về các mức thấp hơn. Và tôi dự đoán có thể xuất hiện phiên Spring, và đúng như vậy. Một Spring#2 xuất hiện. Chúng ta có thể mở vị thế mua đầu tiên khi xuất hiện các phiên test lại Spring ngay sau đó. Giá LVS ngay lập tức tăng lên đỉnh trước đó với khối lượng lớn tạo ra tín hiệu CoC. Đây là một tín hiệu SOS và chúng ta hi vọng sẽ xuất hiện phiên test lại tạo lên điểm LPS. Sau SOS xuất hiện LPS, đây chính là điểm mua thứ 2. Hãy để ý cách giá điều chỉnh từ SOS về lại đúng mức giá PS=LPS, tức là một tín hiệu xác nhận chắc chắn đây là mức giá smart money bắt đầu tích lũy. Sau lần mua đầu tiên ở Spring chúng ta đặt mức cắt lỗ ở mức giá thấp hơn đáy cảu Spring, tương tự với điểm mua thứ 2 ở LPS.

Ví dụ này minh họa giai đoạn tích lũy lại của cổ phiếu AHS sau một giai đoạn tăng giá trước đó. SCLX và AR tạo ra đường kháng cựhỗ trợ của giai đoạn tích lũy lại. Giá cổ phiếu sau điểm AR quay đầu giảm liên tục và tạo các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Tín hiệu này cho chúng ta biết rằng sẽ xuất hiện các lỗ lực để đạp giá giảm về đường hỗ trợ thậm chí giảm thủng đường hỗ trợ. Một phiên Spring xuất hiện sẽ làm giá đảo chiều và dừng quá trình giảm. Điểm mua thứ 1 xuất hiện ở những phiên test lại spring số 2 trước khi xuất hiện các thanh upbar với khối lượng lớn. Mức cắt lỗ là dưới đáy của Spring. Các cổ phiếu ở giai đoạn tích lũy lại thường có khả năng hồi phục mạnh hơn từ điểm Spring so với các cổ phiếu ở trong giai đoạn tích lũy đầu tiên như LVS. Vì vậy đợt hồi phục này sẽ nhanh chóng Break khỏi nền tích lũy lại và tiếp tục xu hướng uptrend trước đó.

Các điều kiện cần xuất hiện cho một quá trình uptrend dài hạn của cố phiếu? Đây là một câu hỏi rất quan trọng vì không phải ngẫu nhiên mà một cổ phiếu tăng khỏe và bền hơn các cổ phiếu khác. Khi smart money nhận phát hiện ra một cổ Phiếu tiềm năng, họ sẽ lên kế hoạch cho một chiến dịch rất cẩn thận. Mục đích là để họ có thể sở hữu một lượng lớn cổ phiếu đó ở mức giá hợp lý với kỳ vọng rằng công ty sẽ tăng trưởng trong tương lai giúp cho cổ phiếu tăng giá. Giai đoạn đầu của chiến dịch họ sẽ hấp thụ số lượng lớn cổ phần của công ty đó. Việc lập kế hoạch chi tiết rất quan trọng, bởi vì việc tích lũy cổ phiếu có thể mất nhiều tháng. Mục đích là để mua những cổ phiếu này một cách lặng lẽ mà không làm ai chú ý đến hoạt động của họ. Smart money không thể che giấu hành động của họ mãi mãi; việc mua gom đến một lúc nào đó sẽ bị các smart money khác phát hiện ra. Những smart money tham gia tích lũy từ giai đoạn đầu có lợi thế rất lớn, họ là người tích cực mua vào nhất khi giá cổ phiếu ở các điểm SCLX hoặc ngay sau điểm SCLX. Đó là nơi xuất hiện một lượng cung bán tháo rất lớn. Khi giai đoạn tích lũy hình thành, càng về sau việc mua một lượng lớn cổ phiếu càng trở lên khó khăn, vì vậy đòi hỏi một kỹ năng giao dịch cao hơn để có thể mua được nhiều cổ phiếu hơn mà không làm cho giá tăng quá cao.

Trong suốt giai đoạn tích lũy, có một lượng cung cổ phiếu trên thị trường. Với kế hoạch cẩn thận để thực hiện, các smart money dự định mua gom cổ phiếu ở mức giá trung bình thấp nhất có thể. Khi giai đoạn này phát triển, khi mà việc tích lũy cổ phiếu bị phát hiện bởi các smart money khác, sẽ xuất hiện sự cạnh tranh để mua lượng cung ít ỏi còn lại trên thị trường. Có một nghịch lý là khi giai đoạn tích lũy đang diễn ra thì công chúng vẫn còn hoang mang và bi quan vì giá cổ phiếu vẫn ở mức rất thấp. Đây chính là chìa khóa để cho smart money có thể thực hiện chiến lược tích lũy của mình ở mức giá thấp. Khi giai đoạn tích lũy phát triển, việc mua gom cổ phiếu trở nên khó khăn hơn. Wyckoff rất hiểu các phương pháp của smart money và ông biết rằng dấu chân của họ trên biểu đồ giá không thể bị che dấu.

Hấp thụ là đặc điểm chính của giai đoạn tích lũy. Smart money hấp thụ lượng cung cổ phiếu, giống như miếng bọt biển hấp thụ nước. Họ sẽ hấp thụ càng nhiều cổ phiếu ở một mức giá đủ hấp dẫn cho việc nắm giữ lâu dài. Kịch bản duy nhất để smart money bán cổ phiếu ra là để họ thu về lợi nhuận khi giá cổ phiếu ở một mức rất cao. Nếu smart money mua hết lượng cung cổ phiếu giá rẻ và nắm giữ, điều gì sẽ xảy ra với giá cổ phiếu? Khi cổ phiếu đang được sở hữu bởi Strong Holder, nguồn cung sẽ cạn dần, lúc này chỉ cần một lượng cầu nhẹ tham gia cũng sẽ làm giá cổ phiếu tăng. Xu hướng uptrend bắt đầu, đây là chính là thời điểm bạn mua vào cổ phiếu để đi cùng với smart money.

Cổ phiếu được mua nhiều tại các điểm weakness do giá cổ phiếu rơi rất mạnh từ đầu của giai đoạn tích lũy xuống đáy. Sự hỗ trợ ở đường hỗ trợ chính là kết quả của việc smart money hấp thụ lượng cung bán ồ ạ, bạn có thể phát hiện ra điều này khi quan sát cột khối lượng tăng đột biến.



Vùng tích lũy chính là vùng mà tại đó cung và cầu khá cân bằng. Trong biểu đồ trên của DOW, chúng ta thấy các cột khối lượng tăng rất cao. Nguồn cung lớn ở vùng giá thấp được hấp thụ hết , có nghĩa là sau đó giá sẽ tăng và nguồn cung cạn dần khi giá tăng trở lại vào trong vùng tích lũy. Nhiều cổ phiếu cũng có vùng tích lũy nhưng không được mua bởi smart money. Những cổ phiếu này sẽ không hiển thị các thuộc tính tích lũy và sẽ tiếp tục vận động sideway trong thời gian dài hoặc sẽ tiếp tục xu hướng downtrend trước đó. Chúng ta nên bỏ qua các cổ phiếu dạng này cho đến khi nào thấy Smaart money bắt đầu tham gia.


dưới đây nói về vùng sideway không có xu hướng sau khi giá dừng giảm. Đối với các nhà đầu tư hay các nhà giao dịch trên thị trường, vùng sideway không rõ xu hướng này là một khoảng thời gian cực dài và họ thường không thể chịu đựng được. Cổ phiếu biến động lỏng (biên độ giá rộng) dẫn đến việc đầu cơ của các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong ngắn hạn. Trong khi đó smart money sử dụng môi trường này để mua vào cổ phiếu. Cách tốt nhất là bạn đứng ngoài, không tham gia mua vào cổ phiếu này cho đến khi cổ phiếu đã sẵn sàng cho một giai đoạn uptrend.


Hai năm cho một giai đoạn sideway là quá dài. Hãy để ý ở cuối của giai đoạn này xuất hiện một đáy mới kèm theo khối lượng tăng. Đây được gọi là phiên Spring#2. Lưu ý đến đặc tính đảo chiều của Spring và đẩy giá tăng lên đường kháng cự. Hãy so sáng đợt tăng giá này với các đợt tăng giá trước đó trong giai đoạn tích lũy.

Bản chất của một xu hướng

Cổ phiếu thường có khuynh hướng vận động nhẹ nhàng, êm đềm trong các cùng tích lũy và sau đó khi kết thúc giai đoạn này nó sẽ vận động rất mạnh khi bắt đầu một xu hướng (uptrend hoặc downtrend). Điểm bùng nổ giữa cung và cầu dẫn đến những biến động rất mạnh của giá. Trong giai đoạn vận động êm đềm của cổ phiếu, hạt giống của một xu hướng đang được gieo trồng. Thiên tài trong đầu cơ chính là khả năng biết được khi nào giai đoạn sideway kết thúc. Thời điểm là tất cả mọi thứ.

Quá trình tích lũy chính là lúc hạt giống của sự thay đổi được gieo trồng. Tích lũy là nguyên nhân tạo ra hiệu ứng tiếp theo. Trong phần trước, chúng ta đã minh họa hành động hấp thụ của smart money. Hành động hấp thụ đó sẽ diễn ra cho đến khi không còn nguồn cung giá rẻ để hấp thụ nữa. Smart money đã sở hữu lượng lớn cổ phiếu trôi nổi và các nhà đầu tư nhỏ lẻ không còn nhiều cổ phiếu để bán. Đây chính là thời điểm giá sẽ bùng nổ vì không còn lý do gì để giá tiếp tục vận động nhàm chán ở vùng giá thấp. Trong thực tế, khi không còn lượng cung giá rẻ và xuất hiện một lượng cầu tăng nhẹ sẽ làm giá cổ phiếu tăng lên rất mạnh.

Đó là lúc bắt đầu xu hướng mới, uptrend.

Cái hay của phương pháp Wyckoff là phát hiện ra quá trình tích lũy. Sau đó chờ đợi cho đến khi xuất hiện các tín hiệu cho thấy giai đoạn tích lũy đã kết thúc. Bạn sẽ học được cách để phát hiện ra hấp thụ của smart money ở những biến động tăng hoặc giảm trong vùng tích lũy. Bạn cũng sẽ có khả năng phân biệt được các hành động mua vào và bán ra của trong một số tình huống đặc biệt và dấu chân của smart money trong giai đoạn tích lũy.

Nhiều smart money không mua ở mức thấp trước đó để kiểm tra xem lượng cung mới có xuất hiện ở mức giá thấp mới hay không. Đối với smart money, phiên spring thực sự là một câu hỏi. Có bao nhiêu nguồn cung sẽ xuất hiện nếu giá giảm xuống dưới mức này? Nếu có nguồn cung, giá cổ phiếu có thể giảm xuống mức thấp hơn nhiều và smart money sẽ đặt sẵn các lệnh mua lớn ở mức giá rất thấp. Tình trạng này được gọi là phiên shakeout. Phiên shakeout thường đi kèm với khối lượng tăng đột biến. Khối lượng cao đột biến cho thấy một nguồn cung mới xuất hiện rất nhiều ở mức giá thấp hơn, điều này có thể làm giá tiếp tục giảm. Trong trường hợp khi giá tiếp tục giảm mà lượng cung xuất hiện càng nhiều thì đây là một phiên shakeout (Spring) thất bại.

Tín hiệu khối lượng là thông tin cuối cùng để xác nhận điểm mua. Trong ví dụ dưới đây, cổ phiếu CMG xuất hiện phiên Spring với khối lượng giao dịch thấp. Hãy để ý đến khối lượng: Khối lượng ở phiên này ở mức trung bình. Nếu không xuất hiện nguồn cung lớn ở mức giá thấp trong phiên, smart money xác nhận rằng nguồn cung đã cạn kiệt, khi đó smart money sẽ ngay lập tức mua thêm cổ phiếu và giá sẽ tăng. Theo Wyckoff, đây là điểm mua sớm và đặt điểm dừng lỗ dưới mức này. Đây thường gọi là điểm Spring#3.


Phiên Spring của CMG xuất hiện sớm hơn bình thường trong vùng tích lũy. Nhưng đây chắc chắn là phiên Spring vì hành động giá sau đó. Dấu hiệu sức mạnh (SOS) vượt qua tất cả các mức kháng cự kèm theo khối lượng tăng, đây là tín hiệu cho thấy smart money đang hoạt động. Điển hình là hành động spring sẽ phát triển các giai đoạn tích lũy sau đó.


Vào tháng 9/1982 chỉ số Dow Jones Industrial tạo đáy mới, và đây là điểm bắt đầu của một giai đoạn uptrend dài nhất lịch sử. Đây cũng là sự hình thành các tín hiệu tạo đáy. Ở điểm ST1 có thể là một phiên Spring thất bại với khối lượng giao dịch cao vì giá xuyên qua đường hỗ trợ với khối lượng gia dịch lớn (nguồn cung lớn được hấp thụ hết). Đợt hồi phục sau đó không đạt đến đường kháng cự do đó chưa tạo ra được một tín hiệu SOS trước khi bị điều chỉnh trở lại. Khối lượng cao ở những phiên giá giảm sâu thường phải test lại cung vì điều đó cho smart money thấy rằng vẫn còn rất nhiều lượng cung hàng ở mức giá thấp. ST2 cũng là một điểm giá giảm qua đường hỗ trợ sau đó đóng cửa trong phiên ở mức cao với khối lượng lớn. Đây có thể là một lỗ lực khác nhằm mục đích hấp thụ lượng cung còn lại, có cũng có thể là một phiên Spring thất bại. Ở phiên này khối lượng tiếp tục cao khi giá giảm dưới mức đường hỗ trợ. Sau đó sự phục hồi thậm chí còn yếu hơn cả lần phục hồi trước đó (ST1). Sau đó giá lại điều chỉnh trở lại và giá giảm thấp hơn cả mức đáy của ST2, tuy nhiên khối lượng lại thấp. Đây chính là điểm khác biệt giữa phiên Spring này và hai điểm ST1 và ST2. Quan sát 2 thanh bar ở điểm Spring ta thấy khối lượng thấp hơn ở điểm ST1 và St2 (vòng tròn màu xanh). Tín hiệu này cho thấy phiên test Spring này thành công, tức là lượng cung đã không còn nhiều. Sau điểm này giá bắt đầu tăng, trong 3 tuần chỉ số DJIA vượt qua khỏi đường kháng cự, đánh dấu một xu hướng uptrend mới.

Ở những điểm Spring nếu xuất hiện khối lượng cao, điều này chứng tỏ lượng cung giá thấp vẫn còn nhiều. Tức là smart money sẽ phải test lại cung ở một thời điểm nào đó, việc test này sẽ dừng lại cho đến khi nào lượng cung gần như cạn kiệt.

Chúng ta sẽ sử dụng những đặc điểm này của phiên Spring để phân tích chiến thuật điểm mua sớm khi xuất hiện Spring (đọc lại phần trên – Các điểm mua).
 
Top Bottom