Price action trading với hỗ trợ kháng cự - bài 9 | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ Price action trading với hỗ trợ kháng cự - bài 9

admin

Administrator
942
27
Hôm nay chúng ta sẽ đi vào 1 chủ đề cực kỳ quan trọng, làm nền cho tất cả các bài viết về Price Action sau này – Price Action Trading tại các hỗ trợ kháng cự.

Biên dịch từ: INSTANTLY IMPROVE YOUR TRADING STRATEGY WITH SUPPORT AND RESISTANCE

2.4.1. Tại sao giao dịch tại hỗ trợ kháng cự lại mạnh mẽ đến thế?​

Hỗ trợkháng cự là các mức giá mà có khả năng tạm ngưng hay đảo chiều hành động giá liên tục trước đó của xu hướng khi giá tiếp cận. Khi xu hướng là giảm, các vùng Hỗ trợ được tạo ra mà tại đó phe bán tạm thời (hoặc mãi mãi) bị đuối sức và không thể đẩy giá xuống thấp hơn nữa. Ngược lại, trong xu hướngtăng, các mức giá mà phe mua không thể đẩy cao hơn được là các kháng cự.

Như vậy, hỗ trợ kháng cự là các vùng giá mà phe mua hoặc phe bán hung hăng hơn, sẵn sàng mua nhiều hơn hoặc bán nhiều hơn, do đó có khả năng chặn đứng đà tăng hoặc giảm trước đó của giá. Khi vào lệnh tại các vùng giá này, xác suất thắng lệnh của các bạn sẽ tăng lên rất nhiều so với tại 1 vùng ngẫu nhiên trên biểu đồ.



Nếu biết kết hợp với các mẫu hình Price Action tại các vùng giá này, thì các bạn sẽ có 1 phương pháp giao dịch xác suất thắng rất cao, và các setup luôn có tỷ lệ risk:reward hấp dẫn do stop loss thường được đặt rất chặt. Ví dụ, 1 nến pin barxuất hiện tại 1 hỗ trợ mạnh trong xu hướng tăng là 1 setup buy rất đẹp, cho khả năng lướt được đoạn sóng dài sau nó, thường giá sẽ bật lên ngay lập tức sau khi pin bar hình thành.

2.4.2. Các xác định hỗ trợ kháng cự​

Dưới đây là vài cách hiệu quả để xác định chính xác các hỗ trợ kháng cự:

2.4.2.1. Swing high và swing low

Swing high và swing low là các điểm đảo chiều của thị trường trước đó, do đó chúng về bản chất là các vùng hỗ trợ kháng cự tiềm năng. Nối các swing high, swing low nằm ngang lại với nhau thì ta có được các vùng hỗ trợ kháng cự.



2.4.2.2. Vùng giằng co và vùng giá có nhiều sự từ chối

Những con người trên thị trường đã thực hiện rất nhiều lệnh mua và bán tại các vùng giằng co của giá, do đó họ đã tạo thành 1 mối liên kết về mặt tâm lý hoặc sự ưa thích giao dịch tại các vùng giá này. Do đó khi giá có cơ hội retest các vùng giằng co trong tương lai, chúng sẽ trở thành các hỗ trợ kháng cự rất mạnh 1 cách rất tự nhiên và đáng tin cậy.



Hoặc các bạn có thể tìm hỗ trợ kháng cự dựa vào các vùng giá có nhiều sự từ chối (rejection). Khi nói tới sự từ chối giá, các bạn phải liên tưởng ngay tới những cây nến có bóng trên bóng dưới thật dài, như doji, pin bar, long tailed candles, long legged doji. Những cái đuôi này cho thấy giá đã cố gắng vượt qua khỏi vùng đó nhưng bị đẩy ngược về, chứng tỏ đây là các vùng cung cầu rất mạnh.
ví dụ minh họa


2.4.2.3. Vùng số tròn

Con người, về bản năng có 1 sự liên kết với các con số tròn. Do đó các vùng giá số tròn là các hỗ trợ kháng cự mang tính tâm lý, và thường chúng rất mạnh. Ví dụ vùng 1300 của gold (XAUUSD), 20k của Bitcoin (BTC). Nên để ý các vùng số tròn khi vào lệnh và tránh đặt stop loss tại số tròn, vì rất dễ bị stop hunt.

2.4.2.4. Dùng đường MA


Đường MA (moving average) là các hỗ trợ kháng cự động. Ma càng lớn thì hỗ trợ kháng cự càng mạnh.

2.4.2.5. Fibonacci retracement

Fibonacci hồi lại cũng là 1 cách tốt để xác định hỗ trợ kháng cự, được cái nó tiện lợi và nhanh. Các hỗ trợ kháng cự quan trọng các bạn cần để ý là 61.8, 50 và 38.2.


2.4.2.6. Hỗ trợ chuyển thành kháng cự và ngược lại

Đây là 1 khái niệm quan trọng: khi 1 hỗ trợ bị giá phá vỡ, nó sẽ trở thành kháng cự trong tương lai, và ngược lại.



2.4.2.7. Xác định hỗ trợ kháng cự từ khung thời gian lớn trở xuống

Các hỗ trợ kháng cự trên khung thời gian lớn sẽ rất mạnh, do đó cần được đánh dấu khi trade trên các khung nhỏ hơn. Đây là kiểu phân tích top-down, nhìn nguyên cánh rừng rồi mới nhìn cây. Nếu các bạn trade H4, hãy xác định hỗ trợ kháng cự trên D1. Nếu trade H1, hãy xác định hỗ trợ kháng cự trên H4 trước.
 
Top Bottom