Trích nguồn PHÂN TÍCH KỸ THUẬT HIỆU QUẢ NHƯNG BẠN ĐANG LÀM SAI - nhưng tại sao 99% trader lại thất bại khi sử dụng nó?
Phân tích kỹ thuật hiệu quả và nó đã tồn tại trong hàng thập kỷ... Bạn có thể đã nghe về những lời khẳng định chắc nịch như vậy hàng tá lần, nhưng liệu điều đó có thực sự đúng? Thế tại sao rất nhiều trader lại thất bại khi sử dụng nó?
Khi nói đến công việc phân tích biểu đồ và market timing cho các giao dịch, Phân tích kỹ thuật là một phương cách tuyệt vời, nhưng đồng thời, bạn phải đảm bảo không được đi vào vết xe đổ sai lầm của những người khác. Nhiều trader đọc cùng một cuốn sách, nghiên cứu các trang web giống nhau và trade trên các mô hình giống hệt nhau theo cùng một cách - rồi nhận về kết quả tương tự.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi qua các mô hình giao dịch phổ biến nhất và giải thích tại sao có đến 96,69% trader lại gặp khó khăn. Bạn có thể sử dụng kiến thức này để tìm kiếm các cơ hội giao dịch tốt hơn, hy vọng sẽ chiến thắng trong trading thường xuyên hơn.
Vùng range đi ngang - thẩm định của các cú phá vỡ và retest
Hãy bắt đầu với vùng range đi ngang cổ điển, là một trong những mô hình được giao dịch phổ biến nhất. Các vấn đề chính với mô hình này là:
- Giao dịch breakout, nhưng sau đó thường biến thành một cú phá vỡ giả.
- Giao dịch một cú bật lại vào bên trong (bounce off) từ hai cản của vùng range, nhưng sau đó lại xuất hiện một cú breakout thực sự.
Nếu bạn là một nhà giao dịch tích cực (aggressive trader), bạn có thể trade trên cú retest ban đầu - nhưng bạn sẽ gặp nhiều thua lỗ hơn khi cú retest thất bại. Hoặc bạn có thể chờ đợi cú retest được xác nhận rồi hãy vào lệnh sau khi giá được kéo trở vào bên trong vùng range - tuy vào lệnh hơi muộn, nhưng bạn sẽ có thêm sự xác nhận cho điểm entry của mình.
Mô hình Vai - đầu - vai (Head and Shoulders)
Một trong những mô hình được nhiều anh em trader yêu thích có lẽ là mô hình Vai - đầu - vai vì nó trông rất rõ ràng, nhưng thực tế thì rất khó để giao dịch. Lý do là hầu hết các trader đều vào lệnh sau khi phần Đầu được hình thành và rồi buộc phải đóng lệnh ở phần Vai bên phải. Hoặc, họ tham gia sau khi Vai phải đã hình thành và sau đó buộc phải thoát lệnh hoặc dời dừng lỗ lên hoà vốn khi giá retest đường viền cổ (neckline). Dù bằng cách nào, thì mô hình này cũng không đơn giản như vẻ ngoài của nó.
Tương tự như ví dụ trong mô hình đi ngang (sideway), bạn sẽ đợi một cú retest đường viền cổ thành công, hoặc, nếu bạn quyết liệt hơn, bạn sẽ vào lệnh khi đường viền cổ bị phá vỡ và KHÔNG dời stoploss lên điểm hoà vốn trước khi cú retest xảy ra.
Việc dời dừng lỗ lên điểm hoà vốn không phải lúc nào cũng xấu, nhưng nếu nó xảy ra sai bối cảnh, sai thời điểm và không đúng mục đích, nó sẽ khiến bạn thoát khỏi các giao dịch có tiềm năng sinh lời quá sớm - trước khi động thái thực sự diễn ra.
Sự thay đổi đường xu hướng (trendline)
Một mô hình break và retest cổ điển khác là sự thay đổi đường xu hướng. Về cơ bản, nó giống với mô hình break và retest vùng sideway, nhưng lần này là xoay quanh một đường xu hướng.
Ảnh chụp màn hình bên dưới cho thấy một ví dụ điển hình trong đó giá di chuyển ngược trở lại điểm xuất phát của cú breakout ban đầu. Nó thậm chí còn ở đó trong một khoảng thời gian đủ lâu và liên tục đẩy giá bị siết chặt và làm cho nhiều giao dịch dính stoploss.
Đường xu hướng là một công cụ giao dịch tuyệt vời và nhiều trader thường đi theo cách tiếp cận truyền thống là giao dịch trên cú breakout ban đầu. Phần lớn các trader sau đó sẽ than vãn về các điểm dừng lỗ hoà vốn bị chạm phải trong lần giá retest.
Vì vậy, các bạn nên bắt đầu xem biểu đồ từ một góc độ khác. Bạn hãy thử cố gắng hiểu nơi mà các trader "thông thường" đã vào lệnh và nơi họ đặt điểm dừng trong quá trình giao dịch của mình, rồi hãy sử dụng kiến thức này để tự đặt lệnh cho phù hợp.
Bẫy đi ngang (range trap)
Mô hình range trap thường dẫn đến các xu hướng tiếp diễn mà không xuất hiện các cú retest và giá cứ thế chạy tiếp.
Cái bẫy mình muốn nói ở đây chính là chiếc hộp nhỏ được đánh dấu màu xanh lá cây ngay trước khi cú phá vỡ xuất hiện. Một khi mô hình này xảy ra, nó sẽ trông giống như giá sắp đi lên cao hơn một lần nữa, duy trì trong vùng range và tôn trọng ngưỡng hỗ trợ.
Cái bẫy thường xảy ra trong các cùng range có mức cản rất rõ ràng và rất nhiều trader sẽ quan sát ngưỡng đó trên chart của họ. Một lần nữa, kiến thức giao dịch phổ thông cho họ biết rằng, hãy đợi ít nhất 2/3 điểm chạm cho đến khi một ngưỡng cản như vậy được xác nhận.
Cái bẫy thường nằm ở điểm chạm thứ 3 hoặc thứ 4, khi ngưỡng cản là rõ ràng nhất, và khi các trader nghiệp dư tin rằng họ đã tìm thấy một vùng range tốt. Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao các mô hình trong "sách giáo khoa" lại hiếm khi hoạt động chưa? Đây là câu trả lời chính xác cho thắc mắc đó!
Các hình dạng bẫy khác
Những cái bẫy như vậy là một mô hình phổ biến xung quanh các khu vực hỗ trợ và kháng cự quan trọng. Tuy nhiên, chúng không chỉ xảy ra xung quanh các khu vực đi ngang, mà bạn còn có thể tìm thấy ở các đường xu hướng.
Điều quan trọng nhất là bạn đừng tự động làm mờ mỗi lần chạm hỗ trợ thứ 3 hoặc thứ 4, mà bạn phải đợi một mô hình như vậy xảy ra và sau đó đợi thêm một cú phá vỡ thực tế.
Khi tất cả các trader tin rằng ngưỡng hỗ trợ/ trendline siêu rõ ràng đó sẽ được tôn trọng trong lần này, thì đó là lúc bạn nên quan tâm và chờ đợi đợt squeeze (chốt lệnh) xuất hiện.
Một lần nữa, việc biết 96,69% trader giao dịch ở ngưỡng giá nào và tận dụng kiến thức này làm lợi thế cho bạn sẽ rất hiệu quả. Những mô hình đó đòi hỏi rất nhiều sự KIÊN NHẪN và bạn phải tránh thực hiện các giao dịch mà setup đã "gần như sẵn sàng".
Break và retest đường SMA 20
Trong giao dịch đảo chiều, chúng ta thường sử dụng đường SMA 20, hay đường trung bình động nói chung. Đó là lý do tại sao bạn thường chứng kiến các đợt squeeze xung quanh mô hình break và retest đường MA nổi tiếng.
Hành vi giá sẽ tuân theo các mô hình tương tự: Sau khi thị trường đạt đỉnh (hoặc tạo đáy), nhiều trader sẽ tham gia giao dịch khi đường MA bị phá vỡ. Khi giá đã bị kéo đi một chút, trader sẽ dời stoploss của họ lên điểm hoà vốn và sau đó vào lệnh trong lần giá retest.
Hơn nữa, nhiều trader sử dụng đường trung bình động để làm mức stoploss của họ trong suốt quá trình và đó là lý do tại sao bạn thường thấy các cú retest lại vi phạm các đường MA trong một xu hướng. Vì lý do đó, mình khuyên bạn nên sử dụng một "tấm đệm" và không nên đặt dừng lỗ ngay tại đường trung bình động.
Lời kết
Hy vọng rằng với sự trợ giúp của bài viết này, các bạn có thể xem xét các mô hình phổ biến theo một cách mới và cũng có thể đọc được suy nghĩ bên trong của các trader khác, hiểu được ai đang ở phía bên kia của giao dịch, và biết được cách sử dụng nó để tạo lợi thế cho chính bạn.
Bởi vậy, phân tích kỹ thuật đâu có lỗi, lỗi là do chúng ta chưa thật sự khám phá ra câu chuyện đằng sau nó thôi!