Trích nguồn : 6 ways to place stops in the most effective way pros and cons
Đặc biệt đối với các trader giao dịch theo xu hướng, Bollinger Bands là một công cụ tuyệt vời để đặt lệnh stoploss cũng như lệnh trailing stop.
Trong một xu hướng tăng, bạn thường thấy rằng giá di chuyển đi lên gần với dải Bollinger Bands phía ngoài. Một xu hướng đang mất đà sẽ bắt đầu rời khỏi dải bên ngoài và bị hút về phía dải giữa. Hãy nhớ rằng, dải giữa là một đường trung bình động, vậy có nghĩa là trong một xu hướng, giá sẽ bị kéo ra khỏi mức trung bình và một khi giá mất đà, nó sẽ quay trở lại mức trung bình của nó.
Do đó, các trader giao dịch theo xu hướng sẽ đặt lệnh dừng lỗ của họ ở bên trên/dưới dải giữa Boliinger Bands và trailing stop cùng với nó khi xu hướng đi tiếp. trader nào thích một chiến lược thận trọng hơn sẽ đặt điểm dừng lỗ của mình bên ngoài dải BB bên ngoài đối diện.
Trendline (đường xu hướng) là một công cụ nổi tiếng khi nói đến việc đặt dừng lỗ. Với vai trò là một mức hỗ trợ/kháng cự tự nhiên, đường xu hướng được nhiều trader sử dụng và do đó, lời tiên tri tự nghiệm cũng đóng vai trò trong phương trình này.
Một cú phá vỡ (break) khỏi đường trendline thường báo hiệu sự kết thúc hoặc suy yếu của một xu hướng. Vì thế, hợp lý nhất là bạn sẽ đặt stoploss ở phía bên kia của đường xu hướng để bạn thoát khỏi giao dịch của mình khi các tín hiệu giá rõ ràng được đưa ra.
Nhược điểm của cách đặt dừng lỗ này là việc vẽ các đường xu hướng đôi khi có thể chủ quan vì không phải lúc nào bạn cũng rõ ràng trong việc nên chọn đuôi hay thân nến để vẽ trendline. Do đó, mình khuyến nghị các bạn nên vẽ các đường trendline kết nối các thái cực của nến để bạn ở bên an toàn hơn khi đặt dừng lỗ và tránh được các tín hiệu sai lệch trong thời gian biến động tăng đột ngột.
Bạn cũng nên thêm vài pip để làm vùng đệm giữa đường xu hướng và điểm dừng lỗ nữa! Bạn biết đấy, khá nhiều trader sử dụng các đường xu hướng và các đường nằm ngang để đặt dừng lỗ, và họ rất dễ bị dừng cuộc chơi trong những lần squeeze (bị ép phải đóng lệnh).
Các mức Fibonacci cũng hoạt động như hỗ trợ và kháng cự, do đó, những khái niệm đặt dừng lỗ dựa trên hỗ trợ/kháng cự cũng áp dụng cho phương pháp Fibonacci Sau khi bạn đã xác định được một giao dịch tiềm năng và cũng tìm thấy 1-2 chuỗi hợp lý cho công cụ Fibonacci của mình, bạn có thể sử dụng các mức Fibo thoái lui đó để làm mức dừng lỗ của mình.
Điểm bất lợi ở phương pháp này là không phải lúc bạn cũng có thể tìm thấy một chuỗi Fibo, đặc biệt là trong giai đoạn giá đi ngang hoặc giai đoạn đầu của một xu hướng, cho nên việc sử dụng phương pháp Fibonacci sẽ không hoạt động 100%.
Khi giá đang trong một xu hướng, giá sẽ bị kéo ra khỏi đường trung bình động của nó khi xu hướng tăng tốc. Khi xu hướng chậm lại và đảo chiều, giá sẽ trở lại mức trung bình.
Các đường trung bình động "nổi tiếng", chẳng hạn như đường MA 50, 100, 200 ngày đóng vai trò là hỗ trợ/kháng cự tự nhiên. Do đó, việc có chúng trên biểu đồ của bạn để đặt dừng lỗ nằm ngoài các đường MA có thể mang lại lợi ích.
Nhìn chung, bạn sẽ không muốn đặt dừng lỗ ngay tại đường trung bình động, mà bạn sẽ muốn thêm một số khoảng trống ở giữa đường MA và điểm dừng lỗ, đúng chứ? Vâng, chẳng ai muốn bị dính stoploss quá thường xuyên chỉ vì dùng chính đường MA làm nơi dừng lỗ cả!
Cách tiếp cận dừng lỗ theo ATR được biết đến như là cách tiếp cận "động" bởi vì kích thước của lệnh dừng lỗ thay đổi dựa trên sự biến động của thị trường.
Khi ATR cao, độ biến động cao và giá sẽ di chuyển cũng như dao động nhiều hơn. Trong trường hợp như vậy, trader sẽ sử dụng mức dừng lỗ rộng hơn, vì thị trường di chuyển nhiều hơn. Do đó, ATR giúp bạn điều chỉnh các tiếp cận dừng lỗ của mình cho phù hợp với môi trường thị trường hiện tại.
Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng mức chốt lời lớn hơn vì thị trường dao động nhiều hơn theo cả hai hướng. Vì thế, tỷ lệ R:R của bạn có thể được giữ ổn định khi bạn điều chỉnh cả dừng lỗ và chốt lời cùng một lúc với sự trợ giúp của ATR.
Mặt khác, khi độ biến động thấp và ATR cho thấy giá trị thấp, bạn nên sử dụng mức dừng lỗ nhỏ hơn vì giá không di chuyển nhiều và mức dừng lỗ rộng là không cần thiết.
Lợi ích của phương pháp ATR là nó hoạt động tốt với hầu hết các phương pháp dừng lỗ khác. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng hỗ trợ và kháng cự để đặt dừng lỗ, bạn chỉ cần thêm một chút vùng đệm trong trường hợp ATR cao là ổn.
Mẹo: Kệnh Keltner hiển thị ATR trên biểu đồ của bạn và giúp bạn dễ dàng sử dụng ATR cho vị trí dừng lỗ của mình.
Khái niệm cuối cùng này có lẽ là một trong những chiến lược được sử dụng phổ biến nhất cho các điểm dừng lỗ.
Khái niệm "time-stop" áp dụng cho tất cả các kỹ thuật cắt lỗ đã đề cập trước đó. Nếu bạn tham gia vào một kèo mua ở một mức giá nhất định với lý do là giá sẽ tăng lên, nhưng nó không tăng và giá cứ dao động quanh điểm entry của bạn, thì phân tích của bạn đã sai và cú trade không diễn ra như dự đoán.
Việc ở lại với một cú trade mà ý tưởng của bạn được chứng minh là sai ngay sau khi bắt đầu chẳng khác gì một canh bạc, và bạn đang không ở trong một giao dịch có xác suất thắng cao. Nếu bạn có cơ hội thoát ra khỏi với giá rẻ, hãy thoát ra và đừng hy vọng điều gì đó sẽ xảy ra.
Nhiều trader chuyên nghiệp sử dụng khái niệm này khi ý tưởng giao dịch của họ không có hiệu lực ngay lập tức. Thông thường, khi bước vào một giao dịch, bạn sẽ muốn thấy giá di chuyển đến vùng lợi nhuận ngay lập tức. Nếu giá không đi theo hướng có lợi cho bạn, bạn nên đóng giao dịch với khái niệm "time stop" ngay và luôn!
Hy vọng những công cụ và phương pháp đặt dừng lỗ trên đã giúp các bạn nắm được cách thoát lệnh an toàn, hiệu quả, không để thua lỗ chất chồng, và đặc biệt là phù hợp với phong cách giao dịch của chính bạn.
1. Đặt dừng lỗ với Bollinger Bands
Đặc biệt đối với các trader giao dịch theo xu hướng, Bollinger Bands là một công cụ tuyệt vời để đặt lệnh stoploss cũng như lệnh trailing stop.
Trong một xu hướng tăng, bạn thường thấy rằng giá di chuyển đi lên gần với dải Bollinger Bands phía ngoài. Một xu hướng đang mất đà sẽ bắt đầu rời khỏi dải bên ngoài và bị hút về phía dải giữa. Hãy nhớ rằng, dải giữa là một đường trung bình động, vậy có nghĩa là trong một xu hướng, giá sẽ bị kéo ra khỏi mức trung bình và một khi giá mất đà, nó sẽ quay trở lại mức trung bình của nó.
Do đó, các trader giao dịch theo xu hướng sẽ đặt lệnh dừng lỗ của họ ở bên trên/dưới dải giữa Boliinger Bands và trailing stop cùng với nó khi xu hướng đi tiếp. trader nào thích một chiến lược thận trọng hơn sẽ đặt điểm dừng lỗ của mình bên ngoài dải BB bên ngoài đối diện.
2. Đặt dừng lỗ với trendline, hỗ trợ và kháng cự
Trendline (đường xu hướng) là một công cụ nổi tiếng khi nói đến việc đặt dừng lỗ. Với vai trò là một mức hỗ trợ/kháng cự tự nhiên, đường xu hướng được nhiều trader sử dụng và do đó, lời tiên tri tự nghiệm cũng đóng vai trò trong phương trình này.
Một cú phá vỡ (break) khỏi đường trendline thường báo hiệu sự kết thúc hoặc suy yếu của một xu hướng. Vì thế, hợp lý nhất là bạn sẽ đặt stoploss ở phía bên kia của đường xu hướng để bạn thoát khỏi giao dịch của mình khi các tín hiệu giá rõ ràng được đưa ra.
Nhược điểm của cách đặt dừng lỗ này là việc vẽ các đường xu hướng đôi khi có thể chủ quan vì không phải lúc nào bạn cũng rõ ràng trong việc nên chọn đuôi hay thân nến để vẽ trendline. Do đó, mình khuyến nghị các bạn nên vẽ các đường trendline kết nối các thái cực của nến để bạn ở bên an toàn hơn khi đặt dừng lỗ và tránh được các tín hiệu sai lệch trong thời gian biến động tăng đột ngột.
Bạn cũng nên thêm vài pip để làm vùng đệm giữa đường xu hướng và điểm dừng lỗ nữa! Bạn biết đấy, khá nhiều trader sử dụng các đường xu hướng và các đường nằm ngang để đặt dừng lỗ, và họ rất dễ bị dừng cuộc chơi trong những lần squeeze (bị ép phải đóng lệnh).
3. Đặt dừng lỗ với các mức Fibonacci
Các mức Fibonacci cũng hoạt động như hỗ trợ và kháng cự, do đó, những khái niệm đặt dừng lỗ dựa trên hỗ trợ/kháng cự cũng áp dụng cho phương pháp Fibonacci Sau khi bạn đã xác định được một giao dịch tiềm năng và cũng tìm thấy 1-2 chuỗi hợp lý cho công cụ Fibonacci của mình, bạn có thể sử dụng các mức Fibo thoái lui đó để làm mức dừng lỗ của mình.
Điểm bất lợi ở phương pháp này là không phải lúc bạn cũng có thể tìm thấy một chuỗi Fibo, đặc biệt là trong giai đoạn giá đi ngang hoặc giai đoạn đầu của một xu hướng, cho nên việc sử dụng phương pháp Fibonacci sẽ không hoạt động 100%.
4. Đặt dừng lỗ với đường trung bình động (MA)
Khi giá đang trong một xu hướng, giá sẽ bị kéo ra khỏi đường trung bình động của nó khi xu hướng tăng tốc. Khi xu hướng chậm lại và đảo chiều, giá sẽ trở lại mức trung bình.
Các đường trung bình động "nổi tiếng", chẳng hạn như đường MA 50, 100, 200 ngày đóng vai trò là hỗ trợ/kháng cự tự nhiên. Do đó, việc có chúng trên biểu đồ của bạn để đặt dừng lỗ nằm ngoài các đường MA có thể mang lại lợi ích.
Nhìn chung, bạn sẽ không muốn đặt dừng lỗ ngay tại đường trung bình động, mà bạn sẽ muốn thêm một số khoảng trống ở giữa đường MA và điểm dừng lỗ, đúng chứ? Vâng, chẳng ai muốn bị dính stoploss quá thường xuyên chỉ vì dùng chính đường MA làm nơi dừng lỗ cả!
5. Đặt dừng lỗ với ATR
Cách tiếp cận dừng lỗ theo ATR được biết đến như là cách tiếp cận "động" bởi vì kích thước của lệnh dừng lỗ thay đổi dựa trên sự biến động của thị trường.
Khi ATR cao, độ biến động cao và giá sẽ di chuyển cũng như dao động nhiều hơn. Trong trường hợp như vậy, trader sẽ sử dụng mức dừng lỗ rộng hơn, vì thị trường di chuyển nhiều hơn. Do đó, ATR giúp bạn điều chỉnh các tiếp cận dừng lỗ của mình cho phù hợp với môi trường thị trường hiện tại.
Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng mức chốt lời lớn hơn vì thị trường dao động nhiều hơn theo cả hai hướng. Vì thế, tỷ lệ R:R của bạn có thể được giữ ổn định khi bạn điều chỉnh cả dừng lỗ và chốt lời cùng một lúc với sự trợ giúp của ATR.
Mặt khác, khi độ biến động thấp và ATR cho thấy giá trị thấp, bạn nên sử dụng mức dừng lỗ nhỏ hơn vì giá không di chuyển nhiều và mức dừng lỗ rộng là không cần thiết.
Lợi ích của phương pháp ATR là nó hoạt động tốt với hầu hết các phương pháp dừng lỗ khác. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng hỗ trợ và kháng cự để đặt dừng lỗ, bạn chỉ cần thêm một chút vùng đệm trong trường hợp ATR cao là ổn.
Mẹo: Kệnh Keltner hiển thị ATR trên biểu đồ của bạn và giúp bạn dễ dàng sử dụng ATR cho vị trí dừng lỗ của mình.
6. Đặt dừng lỗ với mô hình giá - phương pháp giá tự nhiên
Khái niệm cuối cùng này có lẽ là một trong những chiến lược được sử dụng phổ biến nhất cho các điểm dừng lỗ.
- Khi bạn giao dịch pin bar, bạn chỉ cần đặt dừng lỗ ở trên/dưới đỉnh của pinbar.
- Khi bạn giao dịch mô hình Vai-đầu-vai, bạn sẽ vào lệnh dựa trên cú phá vỡ khỏi đường viền cổ và đặt stoploss của bạn ở phía bên kia của đường neckline đó.
- Khi bạn giao dịch trong các cú pullback (giá hồi lại), bạn thường sẽ đặt dừng lỗ ngay trên/dưới mức đỉnh/đáy.
Bonus: Đặt dừng lỗ theo thời gian (time stop)
Khái niệm "time-stop" áp dụng cho tất cả các kỹ thuật cắt lỗ đã đề cập trước đó. Nếu bạn tham gia vào một kèo mua ở một mức giá nhất định với lý do là giá sẽ tăng lên, nhưng nó không tăng và giá cứ dao động quanh điểm entry của bạn, thì phân tích của bạn đã sai và cú trade không diễn ra như dự đoán.
Việc ở lại với một cú trade mà ý tưởng của bạn được chứng minh là sai ngay sau khi bắt đầu chẳng khác gì một canh bạc, và bạn đang không ở trong một giao dịch có xác suất thắng cao. Nếu bạn có cơ hội thoát ra khỏi với giá rẻ, hãy thoát ra và đừng hy vọng điều gì đó sẽ xảy ra.
Nhiều trader chuyên nghiệp sử dụng khái niệm này khi ý tưởng giao dịch của họ không có hiệu lực ngay lập tức. Thông thường, khi bước vào một giao dịch, bạn sẽ muốn thấy giá di chuyển đến vùng lợi nhuận ngay lập tức. Nếu giá không đi theo hướng có lợi cho bạn, bạn nên đóng giao dịch với khái niệm "time stop" ngay và luôn!
Lời kết
Hy vọng những công cụ và phương pháp đặt dừng lỗ trên đã giúp các bạn nắm được cách thoát lệnh an toàn, hiệu quả, không để thua lỗ chất chồng, và đặc biệt là phù hợp với phong cách giao dịch của chính bạn.