Tìm ra tỷ lệ risk:reward phù hợp và an toàn | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ Tìm ra tỷ lệ risk:reward phù hợp và an toàn

  • Thread starter admin
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 325

admin

Administrator
942
27

nguồn If Price finds New Level of Support/Resistance
Đối với các price action trader, tỷ lệ risk:rewward chiếm vai trò quan trọng trong chiến lược giao dịch của họ. Vì tỷ lệ này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và xác suất thành công của chiến lược.

Bài viết này mình xin chia sẻ một ví dụ về cách một price action trader tìm ra tỷ lệ risk:reward phù hợp để tăng xác suất thành công cho chiến lược của họ.

Các anh em nhìn biểu đồ bên dưới:



Dây là biểu đồ H1, ta có thể thấy giá bật lên từ một ngưỡng hỗ trợ. Khi mô hình nến nhấn chìm tăng giá xuất hiện đã đẩy giá tăng lên và tìm đến một ngưỡng kháng cự. Lúc này lại có một mô hình nến nhấn chìm giảm giá khác xuất hiện, theo sau mô hình này là một nến giảm giá, tín hiệu này tạo nên tâm lý tiếp tục đẩy giá xuống để phá vỡ ngưỡng hỗ trợ của người bán. Nếu sự phá vỡ xảy ra thì người bán sẽ thực hiện giao dịch này với điểm dừng lỗ đặt phía trên ngưỡng kháng cự và chốt lời với tỷ lệ 1:1.

Các bạn nhìn tiếp hình bên dưới:



Có thể thấy rằng giá không phá vỡ được ngưỡng hỗ trợ mà bật tăng ngược trở lại. Lúc này người bán sẽ phải tiếp tục đợi cơ hội khác vì giá có thể quay lại ngưỡng kháng cự và bị từ chối tại đó.



Tuy nhiên hình trên cho thấy giá tìm thấy một ngưỡng cản mới, giá bị đẩy xuống từ ngưỡng này và một lần nữa nến nhấn chìm giảm giá lại xuất hiện. Nếu giá sau đó phá vỡ được ngưỡng hỗ trợ và xác nhận cho mô hình nến này thì đó là một tín hiệu bán đẹp. Như hình bên dưới:



Hình trên cho thấy, theo sau mô hình nến nhấn chìm giảm giá là một nến giảm mạnh, vừa phá vỡ mức hỗ trợ vừa xác nhận cho mô hình nhấn chìm. Nến này đóng cửa bên dưới ngưỡng hỗ trợ và bên dưới cây nến trước đó, lúc này người bán đã có thể mở vị thế.

Chúng ta xem tiếp hình bên dưới:



Khi cây nến xác nhận sự phá vỡ, người bán có thể mở vị thế ngay sau khi nến này đóng cửa. Câu hỏi đặt ra lúc này đó là, họ đặt lệnh chốt lờicắt lỗ ở đâu. Họ sẽ sử dụng ngưỡng kháng cự hỗ trợ mới để đặt chốt lời và dừng lỗ hay là sử dụng ngưỡng kháng cự hỗ trợ mới. Chúng ta nhanh chóng tìm được câu trả lời ở hình bên dưới đây:



Có thể thấy, sau cú phá vỡ giá đã giảm với động lượng rất tốt. Thiết lập giao dịch breakout này đã hoạt động hiệu quả. Giá liên tục hình thành những cây nến tạo ra các mức giá thấp hơn và có vẻ như thị trường sẽ tiếp tục đi xuống.

Tuy nhiên trước khi giá phá vỡ, nó đã thực hiện một sự điều chỉnh nhỏ, hình thành nên ngưỡng kháng cự mới, nên đó cũng là vùng mà ta có thể xem xét đặt dừng lỗ. Chốt lời có thể đặt với tỷ lệ 1:1. Có thể việc đặt chốt lời như vậy có thể ta có được ít số pip hơn nhưng để an toàn với điểm vào lệnh và dừng lỗ như vậy thì múc chốt lời như vậy sẽ tốt hơn. Hơn nữa giá thường có sự củng cố hoặc điều chỉnh sau khi giá di chuyển ra khỏi ngưỡng kháng cự hỗ trợ mới hình thành. Yếu tố này có thể khiến chúng ta mất phần lợi nhuận kiếm được nếu đặt chốt lời với tỷ lệ RR lớn hơn.

Đối với một price action trader, để xác định một tỷ lệ risk:reward hợp lý, cần dựa vào chất lượng của điểm vào lệnh, điểm dừng lỗ và sức mạnh của hỗ trợ kháng cự để đánh giá xác suất thành công của chiến lược từ đó xác định tỷ lệ risk:reward hợp lý cho chiến lược. Nếu một chiến lược có tỷ lệ risk:reward hợp lý thì khả năng thành công cho chiến lược vẫn có thể cao và vấn đáng để thực hiện giao dịch.
 
Top Bottom