Tổng hợp các mô hình price action quan trọng - phần 2 | Cộng Đồng Forex Việt

Tổng hợp các mô hình price action quan trọng - phần 2

admin

Administrator
942
27

Phần 2: Price Action chuyên sâu – 10 mẫu hình Price Action Trader cần phải biết​

Hôm nay chúng ta sẽ đi qua 10 mẫu hình Price Action quan trọng nhất mà bất kỳ Price Action Trader nào cũng cần phải biết. Các mẫu hình gồm như sau:
Mẫu hình Price Action đảo chiều:
  1. Nến đảo chiều (reversal bar)
  2. Nến đảo chiều chủ chốt (key reversal bar)
  3. Nến đuối sức (exhaustion bar)
  4. Pinocchio bar (pin bar)
  5. Nến đảo chiều 2 thanh (two-bar reversal)
  6. Nến đảo chiều 3 thanh (three-bar reversal)
  7. Nến hồi lại 3 thanh (three-bar pullback)
Mẫu hình Price Action biến động:

8. Inside bar
9. Outside bar
10. NR7

Chúng ta sẽ lần lượt đi qua toàn bộ 10 mẫu hình Price Action quan trọng này, và chủ yếu là các bạn phải hiểu được câu chuyện mà mỗi mẫu hình muốn kể, chứ không phải thuộc nằm lòng một cách máy móc.

Mô Hình nến đảo chiều (reversal bar)​

Nến đảo chiều tăng (bullish reversal bar) có đáy thấp hơn nến trước nhưng lại đóng cửa tăng.

Nến đảo chiều giảm có đỉnh cao hơn đỉnh nến trước nhưng lại đóng cửa giảm.


Câu chuyện: Đối với nến đảo chiều tăng, thị trường đã tìm được hỗ trợ dưới đáy của cây nến trước. Không chỉ vậy, hỗ trợ này còn mạnh để đủ sức đẩy giá đóng cửa tăng. Đây là dấu hiệu đầu tiên của 1 sự đảo chiều từ giảm sang tăng.

Đối với nến đảo chiều giảm, thị trường đã bị kháng cự đè xuống trên đỉnh nến trước, và kháng cự này đủ mạnh để giá đóng cửa giảm.

Cách trade:

  1. Buy khi đỉnh nến reversal bar bị phá vỡ lên trong xu hướng tăng
  2. Sell khi đáy nến reversal bar bị phá vỡ xuống trong xu hướng giảm



Mô Hình nến đảo chiều chủ chốt (Key reversal bar)​

Một nến đảo chiều chủ chốt là 1 dạng của nến đảo chiều như trên, nhưng cho thấy dấu hiệu đảo chiều rõ ràng hơn và đáng tin cậy hơn.

Nến đảo chiều chủ chốt tăng (bullish key reversal bar) mở cửa thấp hơn giá mở của cây nến trước nó, nhưng đóng cửa cao hơn giá đóng của cây nến trước nó.

Nến đảo chiều chủ chốt giảm (bearish key reversal bar) mở cửa cao hơn giá mở của nến trước nó, nhưng đóng cửa thấp hơn giá đóng của cây nến trước nó.


Nôm na cây nến sau nhận chìm cây nến trước, tương tự cây nến engulfing của các Trader Nhật. Tuy nhiên trong Price Action, chúng ta không phân biệt màu sắc của các cây nến.

Câu chuyện: Đối với nến tăng, giá mở của nó thấp hơn cây nến trước thể hiện động thái thọt xuống của giá quan trọng. Tuy nhiên sau đó nến này lại tăng vượt giá đóng của nến trước, cho thấy sự từ chối giảm mạnh mẽ. Tâm lý lúc này đã gần như chuyển hoàn toàn sang bullish.

Giải thích tương tự với nến đảo chiều giảm chủ chốt.

Cách trade:

  1. Buy stop tại đỉnh cây nến đảo chiều tăng chủ chốt. Để cho chắc có thể đợi giá đóng cửa hẳn trên mức này rồi mới buy
  2. Sell stop tại đáy cây nến đảo chiều giảm chủ chốt. Để cho chắc có thể đợi giá đóng cửa hẳn thấp hơn mức này rồi sell.



Mô Hình nến đuối sức (exhaustion bar)​

Nến đuối sức tăng (bullish exhaustion bar) mở cửa với 1 cái gap (khoảng trống giá hướng xuống), nhưng lại đóng cửa cao hơn.

Nến đuối sức giảm (bearish exhaustion bar) mở cửa với 1 cái gap hướng lên, nhưng lại đóng cửa thấp hơn.

Trong cả 2 trường hợp, gap đều không được lấp đầy, và volume tăng vọt thường xuất hiện tại cây nến đuối sức.


Câu chuyện: Cái tên đã nói lên tất cả. Nến này thể hiện sự đuối sức (hụt hơi) khi tạo ra cái gap, và việc giá đóng cửa cao hơn trong nến đuối sức tăng cho thấy thị trường đã không thể giảm thấp hơn được nữa. Hoặc việc giá đóng cửa thấp hơn trong nến đuối sức giảm cho thấy thị trường không thể tăng cao hơn được nữa.

Cách trade:

  1. Buy trên nến đuối sức tăng
  2. Sell dưới nến đuối sức giảm

Mô Hình Pin bar (pinocchio bar)​

Pin bar là cây nến được tin dùng bởi rất nhiều Price Action Trader nổi tiếng trên thế giới.

Pin bar mô phỏng lại cái mũi dài của cậu bé người gỗ Pinocchio. Nó có 1 cái đuôi dài, càng dài thì càng gọi là Pin bar tốt. Đuôi còn lại của Pin bar phải gần với phần thân nến, càng gần càng tốt.


Đố với pin bar tăng giá (bullish pin bar), đuôi dưới chiếm phần lớn chiều dài nến. Với pin bar giảm giá (bearish pin bar), đuôi trên chiếm phần lớn chiều dài nến.

Câu chuyện: Cái đuôi của pin bar cho thấy 1 sự từ chối giá rất mạnh. Khi hình thành cái đuôi này, giá đã tạm thời phá được 1 vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, nhưng lực mua lên hoặc bán xuống đã mạnh hơn và đủ sức đẩy cây nến đóng cửa về phía còn lại.

Cách trade:

  1. Buy khi phần đầu của bullish pin bar bị phá vỡ lên
  2. Sell khi phần đầu của bearish pin bar bị phá vỡ xuống

Trên đây chỉ là kiến thức cơ bản về cách nhận biết và giao dịch khi gặp pin bar, tuy nhiên trên thực tế ta cần nhiều điều kiện hơn mới có thể không bị thua lỗ. Rất nhiều trường hợp giá hình thành pin bar nhưng lại không hề đảo chiều. Anh em nên nghiên cứu sâu hơn về lớp học pin bar để có được kỹ năng giao dịch pin bar chuyên sâu nếu yêu thích cây nến này.

Mô Hình nến đảo chiều 2 thanh (two-bar reversal)​

Nến đảo chiều 2 thanh gồm 2 cây nến mạnh, có đuôi ngắn và đóng cửa ngược hướng nhau.

Nến đảo chiều 2 thanh tăng (bullish two-bar reversal) gồm 1 cây nến giảm mạnh Theo sau bởi 1 cây nến tăng mạnh. Nến đảo chiều 2 thanh giảm thì ngược lại.


Câu chuyện: Tất cả các mẫu hình đảo chiều đều hoạt động theo 1 câu chuyện như sau: nếu là đảo chiều tăng, thì sẽ xuất hiện 1 cây nến giảm, sau đó là 1 cây nến tăng bật lên, xoá đi đà giảm của nến trước. Ngược lại với đảo chiều giảm.

Ở nến đảo chiều 2 thanh là dạng đơn sơ nhất của nến đảo chiều: nến giảm cho thấy lực bán xuống, nhưng sau đó thị trường lại bật lên mạnh và đóng cửa cao hơn, cho thấy phe mua đang nhập cuộc.

Cách trade:

  1. Với nến đảo chiều 2 thanh tăng, buy khi đỉnh cao nhất trong 2 nến bị phá vỡ lên
  2. Với nến đảo chiều 2 thanh giảm, sell khi đáy thấp nhất trong 2 nến bị phá vỡ xuống



Mô Hình nến đảo chiều 3 thanh (three-bar reversal)​

Theo thứ tự, 1 cụm nến đảo chiều tăng 3 thanh sẽ gồm:

  • 1 nến giảm;
  • 1 nến có đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn nến trước;
  • 1 nến tăng với đáy cao hơn và đóng cửa cao hơn đỉnh của nến trước nó.

1 nến đảo chiều giảm 3 thanh sẽ gồm:

  • 1 nến tăng;
  • 1 nến có đỉnh cao hơn và đáy cao hơn nến trước;
  • 1 nến giảm với đỉnh thấp hơn và đóng cửa thấp hơn nến trước.
Nói ngắn gọn 3 cây nến này hợp thành 1 cú đảo chiều hình chữ V (V-shaped bottom). Khi phóng sang chart khung nhỏ hơn có thể thấy cụm nến này giống mô hình vai đầu vai (ngược).

Cách trade:

  1. Buy khi đỉnh cao nhất của cụm nến bị phá vỡ lên;
  2. Sell khi đáy thấp nhất của cụm nến bị phá vỡ xuống.



Mô Hình 3 nến hồi lại (three-bar pullback)​

Đối với mẫu hình tăng, sẽ có 3 nến giảm nhỏ liên tiếp xuất hiện trong xu hướng tăng khi giá hồi lại. Với mẫu hình giảm, có 3 nến tăng nhỏ liên tiếp xuất hiện trong xu hướng giảm khi giá hồi lại.


Câu chuyện: Khi thị trường có xu hướng, 1 đoạn giá hồi lại ngược hướng gồm 3 cây nến nhỏ là dấu hiệu thị trường chuẩn bị kết thúc đoạn hồi và quay trở lại xu hướng chủ đạo. Đây cũng là quy tắc số 3: hồi lại 3 nhịp và tăng 1 nhịp.

Cách trade:

  1. Trong xu hướng tăng, đợi 1 đoạn hồi xuất hiện 3 cây nến giảm nhỏ liên tiếp, sau đó là 1 cây nến tăng. Buy ngay khi đỉnh cây nến tăng này bị phá vỡ.
  2. Trong xu hướng giảm, đợi 1 đoạn hồi xuất hiện 3 cây nến tăng nhỏ liên tiếp, sau đó là 1 cây nến giảm. Sell ngay khi đáy cây nến giảm này bị phá vỡ.


Mô Hình Inside Bar​


Một Inside bar bắt buộc phải nằm toàn bộ trong cây nến vừa trước nó, được gọi là nến mẹ – mother bar. Nói cách khác, nến Inside bar phải có đỉnh thấp hơn và đáy cao hơn nến trước.

Câu chuyện: một Inside bar cho thấy sự chững lại, phân vân, không biết đi về đâu của giá. Sau khi Inside bar bị phá vỡ, giá có thể đi rất mạnh theo 1 hướng.

Lưu ý Inside bar chỉ là 1 sự tạm ngưng của hành động giá, không phải đảo chiều.

Cách trade:


  1. Nếu là trade kiểu tiếp diễn xu hướng (phổ biến hơn), ta đặt buy stop tại đỉnh mother bar trong xu hướng tăng, hoặc sell stop tại đáy mother bar trong xu hướng giảm.
  2. Nếu là trade kiểu đảo chiều tại 1 vùng giá quan trọng, ta thực hiện ngược lại với các trade trên, nhưng cũng tuân thủ quy tắc chỉ vào lệnh khi inside bar bị phá vỡ.
  3. Hoặc có thể đợi 1 cú phá vỡ giả của inside bar rồi vào lệnh Theo hướng ngược lại (được gọi là fakey – inside bar false breakout)

Mô Hình Outside bar​

Một Outside Bar là hình ảnh ngược lại với Inside Bar. Chiều dài của nó phải bao bọc toàn bộ cây nến liền trước nó, tức là phải có đỉnh cao hơn và đáy thấp hơn.


Các nến Inside Bar và Outside Bar đều không cần phân biệt màu sắc, nhưng nếu màu 2 cây nến ngược nhau thì sẽ đáng tin cậy hơn.

Câu chuyện: Đó là 1 sự mở rộng trong ngắn hạn của biến động giá. Nó cho thấy sức mạnh về cả 2 phía. Trong phần lớn trường hợp, ta không chắc được là phe bò hay phe gấu đang thắng thế. Điều chắc chắn duy nhất là biến động thị trường đang tăng lên.

Cách trade:


  1. Trade cú false breakout của outside bar: đợi 1 bearish outside bar phá vỡ xuống, rồi đợi cho tới khi 1 cây nến tăng xuất hiện, đặt buy stop trên đỉnh đầu cây nến tăng đó. Ngược lại đợi 1 bullish outside bar phá vỡ lên, rồi đợi 1 cây nến giảm và đặt sell stop dưới đáy cây nến giảm đó.
  2. Nếu outside bar đóng cửa gần đáy hay đỉnh, hãy vào lệnh Theo đúng hướng phá vỡ vì khi đó outside bar sẽ không bị false break.

Mô Hình NR7​

Mẫu hình NR7 cần tới 7 cây nến. Nếu cây nến cuối cùng trong chuỗi 7 cây nến này có độ dài ngắn nhất, thì nguyên cụm đó được gọi là NR7.


Độ dài ở đây là chiều dài từ đỉnh tới đáy của cây nến.

Câu chuyện: tương tự với inside bar, NR7 cho thấy độ biến động thị trường đang giảm xuống.
Độ biến động giảm xuống này xảy ra trong hoàn cảnh 7 cây nến thay vì 2 nến như inside bar, do đó NR7 thể hiện 1 dấu hiệu mạnh hơn của tích luỹ.

Khi NR7 xuất hiện, nó cho thấy thị trường đang chờ đợi 1 cú nổ, do đó tốt hơn hết là đứng ngoài.

Cách trade:

  1. Nếu xu hướng là tăng, ta đặt buy stop tại đỉnh cây nến cuối cùng
  2. Nếu xu hướng là giảm, ta đặt sell stop tại đáy cây nến cuối cùng

Như vậy chúng ta đã đi qua toàn bộ 10 mẫu hình Price Action. Một điều quan trọng mà anh em cần biết là chỉ những mẫu hình này thôi thì chưa thể đem lại lợi nhuận được, và 1 hệ thống chỉ dựa vào mô hình nến để giao dịch thì sẽ thất bại trong phần lớn trường hợp. Vì thiếu 2 yếu tố, đó là vị trí của mô hình nến, và xu hướng hiện tại.
 
Top Bottom