ECB tăng tốc mua trái phiếu - Tâm lý thị trường ngày 12/3 | Cộng Đồng Forex Việt | Cộng Đồng Forex Việt

tin kinh tế ECB tăng tốc mua trái phiếu - Tâm lý thị trường ngày 12/3

  • Thread starter fxpro
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 340
Cập nhật liên tục các thông tin liên quan đến thị trường Forex trong và ngoài nước
© Reuters.

Theo Hoang Nhan

Investing -- Đề xuất 7 doanh nghiệp giữ vai trò “sếu đầu đàn”, giá xăng dầu trong nước tăng mạnh trong đợt điều chỉnh, cổ phiếu FLC (HM:FLC) sắp được cấp margin trở lại, nhà nước sắp bơm tiền ra thị trường, Tổng thống Joe Biden ký gói cứu trợ 1,9 nghìn tỷ, ECB công bố kế hoạch tăng tốc mua trái phiếu, vắc-xin AstraZeneca bị hoãn tiêm tại nhiều nước,... là những tin tức đáng chú ý trong phiên giao dịch hôm nay, ngày 12/3.

1. Điểm nổi bật trên thị trường Việt Nam

Đề xuất 7 doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò “sếu đầu đàn”​

  • 7 doanh nghiệp là các doanh nghiệp nhà nước, được chọn từ 17 doanh nghiệp được đề xuất ban đầu theo Dự thảo Đề án “Phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các doanh nghiệp bao gồm 3 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao (Viettel, VNPT, MobiFone); 2 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo (Tập đoàn Điện lực EVN và Tập đoàn Dầu khí PVN); 1 thuộc lĩnh vực cảng biển và logistics (Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn); 1 thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng (Vietcombank (HM:VCB)). Các doanh nghiệp được xác định phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt trong việc hình thành và mở rộng các chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị trong nước, khu vực và thế giới. Ngoài ra, cũng theo dự thảo, từ nay đến năm 2030 sẽ không thành lập mới các tập đoàn, tổng công ty do nhà nước sở hữu, mà tập trung vào tái cơ cấu, sắp xếp lại các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện có.

Giá xăng dầu tiếp tục tăng mạnh chiều nay​

  • Liên bộ Tài chính - Công Thương có quyết định điều hành tăng giá các mặt hàng xăng dầu. Theo đó từ 15 chiều ngày 12/3 mỗi lít xăng tăng từ 691-797 đồng, còn dầu tăng 558-652 đồng. Trong các kỳ điều hành gần đây, nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân, hạn chế mức tăng giá xăng dầu, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã thực hiện chi sử dụng liên tục Quỹ BOG ở mức khá cao. Từ đầu năm đến nay, Quỹ BOG đã chi liên tục với mức chi từ 200-2.000 đồng/lít/kg đối với các loại xăng dầu. Kỳ điều hành lần này, nếu không tiếp tục chi Quỹ BOG, giá các loại xăng dầu sẽ tăng so với giá hiện hành khoảng 1.158-2.690 đồng/lít/kg.

Cổ phiếu FLC sắp được cấp margin trở lại:​

  • Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HM:HCM) (HoSE) vừa thông báo đưa cổ phiếu FLC của CTCP Tập đoàn Tập đoàn FLC (HoSE: FLC) ra khỏi danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ từ 11/3. Trước đó, FLC đã công bố Báo cáo tài chính riêng và Báo cáo tài chính hợp nhất 2020 sau kiểm toán, với lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty là gần 160 tỷ đồng, giúp công ty khắc phục được lý do dẫn đến bị đưa vào danh mục không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Với kết quả kinh doanh hồi phục, việc cổ phiếu được cấp margin trở lại có thể hỗ trợ tích cực đến giá cổ phiếu FLC trong thời gian tới.

155.000 tỷ đồng sắp chảy ra thị trường?​

  • Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất VND (HM:VND) trên thị trường liên ngân hàng đang có xu hướng giảm những phiên gần đây. Lãi suất liên ngân hàng giảm phản ánh cân đối thanh khoản và nguồn của các NHTM đã thuận lợi hơn cũng như thể hiện dòng tiền đã trở lại hệ thống sau Tết. Ở dữ liệu một số thành viên tham gia thị trường liên ngân hàng, hiện có khoảng 155.000 tỷ đồng tiền NHNN cung ứng qua kênh mua vào ngoại tệ với phương thức kỳ hạn sẽ lần lượt “bơm” vào hệ thống từ tháng 7 và 8. Quy mô trên mang tính tương đối và có thể thay đổi bởi trong cơ chế giao dịch mua ngoại tệ kỳ hạn của NHNN, bên bán được phép hủy ngang. Tuy nhiên, quy mô nguồn tiền cung ứng dự báo sẽ ở mức lớn và tạo thêm yếu tố góp phần bình ổn lãi suất từ quý 3/2021.

2. Điểm nổi bật trên thị trường thế giới

Tổng thống Mỹ Joe Biden ký gói cứu trợ 1,900 tỷ USD​

  • Đây là một trong những gói cứu trợ lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ và được kỳ vọng có thể cải thiện việc làm, giảm bất bình đẳng kinh tế và từ đó tạo đà cho sự phục hồi kinh tế của Mỹ. Dự luật này đã được cả 2 viện thông qua mà không có bất kỳ nghị sĩ Cộng hòa nào bỏ phiếu ủng hộ. Với gói cứu trợ, tổng thống Biden đã đạt được ưu tiên hàng đầu của ông tại Nhà Trắng. Tính từ khi đại dịch bùng phát, Mỹ đã tung ra 3 gói cứu trợ với tổng trị giá 5.000 tỷ USD, tức là tương đương với khoảng 1/4 GDP của Mỹ trong 2020. Việc bơm lượng tiền khổng lồ sẽ khiến đồng USD yếu đi và tăng áp lực lạm phát cho Mỹ. Đồng thời, đồng USD yếu đi khiến cho đồng tiền của các quốc gia khác mạnh lên, gây bất lợi về xuất nhập khẩu của các nước và có thể dẫn đến cuộc chiến phá giá tiền tệ, đẩy lạm phát toàn cầu tăng cao.

ECB công bố kế hoạch tăng tốc mua trái phiếu trong quý tới​

  • Quyết định này được thúc đẩy bởi sự gia tăng gần đây của lợi suất và lo ngại rằng “lạm phát có khả năng tiếp tục tăng cao trong những tháng tới”. Động thái này cho thấy sự khác biệt giữa ECB và FED, khi mà FED không coi lợi suất trái phiếu và lạm phát tăng là một vấn đề. ECB kỳ vọng nền kinh tế sẽ mở rộng thêm 4% và lạm phát sẽ tăng 1,5%, đồng thời dự kiến tỷ lệ CPI hàng năm sẽ dao động quanh 1,5%. Ngân hàng cho biết vẫn có khả năng CPI tăng lên 2% trên cơ sở kỹ thuật nhưng điều này sẽ chỉ diễn ra trong tạm thời.

Vắc xin AstraZeneca bị hoãn tiêm tại nhiều nước​

  • Nước mới nhất ghi nhận hoãn tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca là Thái Lan. Quyết định được đưa ra sau khi Đan Mạch, Na Uy và Iceland đã tạm dừng sử dụng vắc xin của hãng này ngày 11/3. Hôm chủ nhật (7-3), Áo đã dừng sử dụng một lô vắc xin AstraZeneca sau khi một y tá 49 tuổi chết vì "các vấn đề đông máu nghiêm trọng" nhiều ngày sau khi tiêm vắc xin này. Dù vậy vẫn chưa có chứng cứ nào được xác định cho thấy mối liên hệ giữa vắc xin COVID-19 của AstraZeneca và các tác dụng phụ gây đông máu. Đan Mạch nhấn mạnh quyết định của họ chỉ là biện pháp phòng ngừa thận trọng trong lúc kiểm tra kỹ hơn các rủi ro có thể có của vắc xin.

3. Nhận định diễn biến thị trường

Hai phiên tăng điểm trước đưa VN-Index tiến gần hơn với đỉnh lịch sử, lực cầu và đà tăng tốt cùng diễn biến tích cực từ khối ngoại giúp tâm lý hưng phấn tiếp tục kéo dài qua sáng nay, đưa chỉ số tăng thêm gần 4 điểm sau ATO. Nhóm ngân hàng lúc này đóng vai trò dẫn dắt khi các mã như VPB (HM:VPB), SHB (HN:SHB), VIB, HDB (HM:HDB), STB (HM:STB), BID (HM:BID)... đồng loạt tăng giá.

Tuy nhiên, áp lực chốt lời tại vùng điểm cao tiếp tục xuất hiện khiến mức tăng không thể duy trì lâu. Sau 50 phút giao dịch, số lượng mã giảm điểm tăng dần tỷ trọng trong khi các mã tăng mạnh đầu phiên của nhóm tài chính giảm biên độ tăng giá, đẩy VN-Index xuống dưới ngưỡng tham chiếu. Nhóm chứng khoán tăng điểm vào đầu phiên dần chuyển đỏ hầu hết khi mà cổ phiếu của các công ty hàng đầu cũng đang tiến gần tới đỉnh cũ. Lực cầu lớn xuất hiện nhanh chóng khi chỉ số giảm đỏ thể hiện các nhà đầu tư vẫn đang khá tích cực về khả năng tăng điểm của chỉ số. VN-Index tiếp tục bật tăng trở lại, tuy nhiên, các nhà đầu tư thể hiện sự thận trọng hơn với lần tăng này. Chỉ số duy trì quanh mức 1,183-1,184 điểm với khối lượng giao dịch sụt giảm so với cùng thời điểm tại các phiên sáng trước trong tuần. Về cuối phiên sáng, nhóm cổ phiếu lớn phân hóa rõ nét hơn, các cổ phiếu như BCM, KDC (HM:KDC), VCS (HN:VCS), GAS (HM:GAS), FPT (HM:FPT), VIC (HM:VIC)... đều chìm trong sắc đỏ và gây áp lực lớn lên VN-Index. Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 2,07 điểm (0,18%) lên 1.183,8 điểm. Toàn sàn có 198 mã tăng, 248 mã giảm và 63 mã đứng giá.

Sau giờ nghỉ trưa, chỉ số tiếp tục nối đà đi ngang trong phiên sáng mà không thể hiện được xu hướng tăng. Mất kiên nhẫn, áp lực bán chiếm ưu thế và tăng đáng kể, khiến VN-Index 1 lần nữa đảo chiều. 13h40, khối lượng giao dịch tăng mạnh, nhưng VN-Index chỉ giảm hơn 1 điểm xuống 1178.14 điểm. Đúng lúc này, tình trạng nghẽn lệnh diễn ra khiến xu hướng hồi phục lúc này trở nên không xác định được. Tuy vậy, với số lượng giao dịch ít ỏi còn lại, VN-Index cũng nhích dần lên được ngưỡng tham chiếu.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,17 điểm (-0,01%) xuống 1.181,56 điểm. Toàn sàn có 182 mã tăng, 280 mã giảm và 55 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,39 điểm (0,14%) lên 273,91 điểm. Toàn sàn có 103 mã tăng, 108 mã giảm và 58 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,01 điểm (-0,01%) xuống 80,33 điểm. Khối ngoại sàn HoSE bán ròng phiên thứ 16 liên tiếp nhưng chỉ còn ở mức hơn 240 tỷ đồng.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top Bottom