Tăng lãi suất huy động là phản ứng bình thường của các ngân hàng | Cộng Đồng Forex Việt | Cộng Đồng Forex Việt

tin kinh tế Tăng lãi suất huy động là phản ứng bình thường của các ngân hàng

  • Thread starter fxpro
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 324
Cập nhật liên tục các thông tin liên quan đến thị trường Forex trong và ngoài nước
Tăng lãi suất huy động là phản ứng bình thường của các ngân hàng

Vietstock - Tăng lãi suất huy động là phản ứng bình thường của các ngân hàng
Đây là nhận định chung của các chuyên gia khi một số ngân hàng có động thái tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm thời gian qua.

Đầu tháng 3, một số nhà băng có động thái tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân trong khi đa phần các ngân hàng vẫn trong xu hướng tiếp tục giảm nhẹ.

Tại kỳ điều chỉnh 01/03 vừa Bac A Bank (BAB) giảm 0.2 – 0.3 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi ở tất cả các kỳ hạn so với kỳ trước. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống chỉ còn 3.6%/năm, kỳ hạn 6 tháng còn 5.7%/năm, trong khi kỳ hạn 12 tháng giảm 0.3 điểm phần trăm chỉ còn 6.2%/năm.

Tương tự, nhưng Vietbank (VBB) giảm 0.2 điểm phần trăm lãi suất ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng giảm còn 5.7%/năm, kỳ hạn 12 tháng còn 6.2%/năm và trên 12 tháng là 6.5%/năm.

Cũng áp dụng ở tất cả các kỳ hạn nhưng PVcomBank giảm từ 0.05 đến 0.2 điểm phần trăm tại kỳ điều chỉnh 09/02. Lãi suất kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống còn 3.9%/năm, kỳ hạn 6 tháng còn 5.6%/năm và 12 tháng còn 6.2%/năm.

Từ ngày 27/02, MSB giảm 0.3 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi ở tất cả các kỳ hạn. Đối với số tiền gửi dưới 50 triệu đồng, lãi suất kỳ hạn 3 tháng giảm còn 3.5%/năm, kỳ hạn 6 tháng còn 5%/năm và 12 tháng còn 5.6%/nâm.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, Techcombank (HM:TCB) lại tăng mạnh lãi suất tiền gửi ở tất cả các kỳ hạn. Đơn cử như trường hợp khách hàng thường, dưới 50 tuổi với khoản tiền gửi dưới 1 tỷ đồng, lãi suất kỳ hạn 3 tháng tăng lên 3.2%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng lên 4.4%/năm.

Tính đến ngày 08/03, Eximbank (HM:EIB) là nhà băng có lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng cao nhất với 7.2%/năm, kế đó là Kienlongbank (KLB) 6.9%/năm và SCB ở mức 6.8%/năm (với khoản tiền trên 500 tỷ đồng).

Ở kỳ hạn 6 tháng, KLB áp dụng mức lãi suất cao nhất 6.2%/năm, kế đến là Viet A Bank với 6.1%/năm và NCB (NVB (HN:NVB)) ở mức 6.05%/năm.


Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại các ngân hàng tính đến ngày 08/03/2020


Về động thái tăng lãi suất của một số ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV (HM:BID) cho rằng đó là câu chuyện kinh doanh hết sức bình thường, ngân hàng nào có nhu cầu huy động nhiều vốn hơn thì huy động vào, còn ngân hàng nào đang thừa vốn thì giảm bớt lãi suất đi để không cần huy động nữa.

Trong thời gian tới, lãi suất không phải là điểm nghẽn vì nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là lãi suất đang ở mức tương đối thấp. Thứ hai là nếu như giảm lãi suất đầu vào quá nhiều, thì nhà đầu tư sẽ dịch chuyển sang chơi chứng khoán, đầu tư vàng hay các kênh khác. Như vậy có nghĩa là tiền sẽ không thể tiếp tục chảy vào sản xuất kinh doanh nữa mà lại tập trung vào những lĩnh vực có vẻ rủi ro hơn.

Vấn đề hiện nay là làm sao để đẩy mạnh kích cầu, nhiều doanh nghiệp chưa có nhu cầu vay, hoặc do dịch bệnh họ còn phải trì hoãn. Từ đầu năm đến nay lãi suất có giảm nhẹ nhưng không nhiều, tuy nhiên tín dụng vẫn chưa tăng trưởng, bởi vì sức cầu vẫn còn yếu do diễn biến dịch bệnh trong vài tháng qua vẫn còn phức tạp.

Thêm nữa, xu thế trên thế giới hiện nay cơ bản đang giữ nguyên lãi suất nhưng có thể thời gian tới phải bắt đầu tăng lãi suất trở lại, nên nếu lãi suất ở Việt nam tiếp tục giảm thì sẽ đi ngược xu thế chung.

TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia kinh tế cũng đồng tình, việc một số ngân hàng tăng lãi suất tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của họ, mỗi ngân hàng có chính sách về nguồn vốn riêng, có thể một vài ngân hàng họ cần nguồn vốn ở một phân khúc nào đó (ngắn hạn hoặc trung hạn), do đó họ cần tăng vốn huy động để tài trợ cho hoạt động tín dụng.

Nhìn chung, tín dụng vẫn chưa được hâm nóng, do đó khả năng toàn ngành ngân hàng có thể sẽ vẫn duy trì mức lãi suất thấp trong một thời gian nữa, ít nhất là trong quý 1. Sau quý 1, nếu tín dụng được hâm nóng trở lại, các ngân hàng có thể sẽ tăng lãi suất để huy động vốn tài trợ cho hoạt động tín dụng. Do đó, quý 2 cần phải quan sát thêm.

Nếu nền kinh tế của Việt Nam được hâm nóng trong nửa năm sau, khả năng lãi suất cũng phải tăng để kềm chế lạm phát. Thời điểm hiện tại, lạm phát cũng có dấu hiệu nóng và trong mức kiểm soát được nên quý 1 vẫn chưa phải lo lắng về lạm phát, nhưng đặc biệt trong nửa cuối năm, nếu nền kinh tế hồi phục mạnh mẽ, thì vấn đề lãi suất tăng là điều hầu như chắc chắn.

Cát Lam
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top Bottom