Mẹo giao dịch với trendline để kiếm được lợi nhuận | Cộng Đồng Forex Việt | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ Mẹo giao dịch với trendline để kiếm được lợi nhuận

6 mẹo giao dịch trader nên áp dụng với trendline để kiếm được lợi nhuận​

Rất nhiều trader sử dụng trendline trong giao dịch nhưng cũng rất nhiều trader bị mất tiền bởi vì không thực sự nắm được cách sử dụng trendline. Đơn cử đó là nhiều anh em trader vẽ trendline không theo một nguyên tắc cố định nào cả.

Để có thể hỗ trợ cho anh em trader giao dịch với trendline tốt hơn, mình xin chia sẻ một vài mẹo giao dịch với trendline. Mời anh em tham khảo nhé.

1. Tìm kiếm những trendline có ít nhất 3 điểm chạm​


Để vẽ được trendline thì chỉ cần 2 điểm chạm thôi, nhưng để xác nhận sự mạnh mẽ của trendline để chúng ta có thể giao dịch thì nên có ít nhất 3 điểm chạm. Với trendline càng có nhiều điểm chạm thì nó càng trở nên giá trị.

Các anh em nhìn biểu đồ bên dưới, cho thấy trendline giảm đã được xác nhận khi có 3 điểm chạm:



2. Đo lường thời gian giữa các điểm chạm​


Trước khi xảy ra cú phá vỡ trendline, giá thường có xu hướng tập trung và dao động quanh trendline. Và điều đáng chú ý đó là thời gian để giá chạm vào trendline sẽ trở nên ngắn lại. Như hình bên dưới:



Như hình trên ta thấy, cặp EURUSD khung D1, thời gian giữa mỗi lần cạm ở trendline tăng càng ngày càng ngắn lại. Thời gian giữa 2 lần chạm cuối cùng chỉ có 7 ngày, sau đó thì trendline bị phá vỡ và bắt đầu một xu hướng giảm mạnh.

3. Những cú phá vỡ giả trên trendline là những tín hiệu giao dịch tốt​


Phá vỡ giả là điều rất bình thường khi giao dịch với trendline. Các trader thiếu kinh nghiệm thường khó có thể phân biệt được một cú phá vỡ là thật hay giả.

Hình bên dưới là thể hiện những cú phá vỡ trendine thật và giả:



Thực tế những cú phá vỡ giả lại là những thiết lập giao dịch tuyệt vời cho anh em trader nếu chúng đi kèm với tín hiệu phân kỳ trên RSI hoặc Stochastic.

Khi giao dịch các cú phá vỡ giả, bạn phải đợi cho giá thực sự đảo ngược trở lại vào bên trong đường trendline rồi hãy tiền hành giao dịch. Những nến được hình thành ở những cú phá vỡ giả thường có đuôi nến dài.

4. Nên sử dụng sự xác nhận từ công cụ khác​


Để xác nhận thiết lập trước khi giao dịch thì mỗi trendline là không đủ. Trader nên sử dụng thêm những chỉ báo khác để xác nhận như mô hình nến, Fibonacci hay những chỉ báo kỹ thuật khác.

Như ví dụ bên dưới là sự kết hợp của trendline và Fibonacci. Giá thoái lui về trendline giảm đồng thời cũng là mức 61.8 trên Fibonacci như là tín hiệu xác nhận cho thiết lập giao dịch tại trendline.



Ngoài ra các mô hình nến đảo chiều cũng rất hữu dụng như mô hình nến pinbar, engulfing, marubozu,... được hình thành ngay tại đường xu hướng. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng tín hiệu quá mua quá bán, hoặc tín hiệu phân kỳ để xác nhận cho thiết lập giao dịch.

5. Trendline hoạt động hiệu quả hơn khi ở khung thời gian lớn​


Trendline sẽ hoạt động hiệu quả khi ở khung thời gian càng lớn như từ khung H4 trở lên. Vì ở khung thời gian lớn, lượng người theo dõi và giao dịch theo trendline sẽ càng lớn, do vậy càng gia tăng tàm quan trọng của trendline.

Ở khung thời gian thấp sẽ có nhiều tín hiệu nhiễu nên việc giao dịch với trendline càng dễ thất bại hơn.

6. Chờ đợi cú pullback xác nhận sự phá vỡ trendline​


Trendline cũng hoạt động tương tự như ngưỡng kháng cựhỗ trợ. Và khi một đường xu hướng bị phá vỡ, bạn đừng vội vàng đuổi theo giá để giao dịch. Thay vào đó hãy chờ đợi một cú pulback về kiểm tra lại đường trendline dã bị phá vỡ trước đó, như là một sự xác nhận phá vỡ trước khi bạn tham gia giao dịch theo hướng phá vỡ.

Mời anh em tham khảo nhé!

Trích nguồn: mytradingskills
 
Top Bottom