admin
Administrator
- 942
- 27
từng thanh nến là chưa đủ để hiểu được câu chuyện mà hành động giá đang kể, ta phải biết cách đọc hiểu Price Action qua nhiều thanh nến gộp lại. Bài này sẽ hướng dẫn các bạn làm điều đó.
2.2.1.1. Hoàn cảnh thị trường
Thị trường không vận hành bằng từng thanh nến. Hành động giá cũng vậy, nó phải dựa trên từng thanh nến và hoàn cảnh thị trường thời điểm đó để di chuyển. Do vậy ta cũng phải hiểu được hoàn cảnh thị trường.
Trong cụm 2 cây nến, ta có thể thấy được hoàn cảnh cho cây nến thứ hai. Cây nến đầu tiên cung cấp 1 thước đo, mà từ đó ta dựa vào để hiểu cây nến tiếp theo.
Trong bài trước, chúng ta đã biết rằng cây nến càng dài thì độ biến động của thị trường trong thời điểm đó càng lớn. Nhưng dài là dài thế nào? Bao nhiêu gọi là dài? Lúc này ta cần dựa vào cây nến liền trước nó để đánh giá và so sánh. Bằng cách này, chúng ta trở nên khách quan hơn, chứ không đơn thuần nói dài một cách vô nghĩa.
Trong ví dụ trên, thử phân tích các cặp nến từ trái sang phải:
Range nến sau ngắn hơn nến trước, tức là độ biến động của thị trường đang giảm dần;
Thân nến ngắn lại – thị trường chuyển từ bullish sang phân vân, chưa xác định. Bóng nến trên dài ra, cho thấy lực bán đang tăng dần;
Thử phân tích xem các bạn? Thân nến dài ra, tức là độ biến động tăng lên. Tuy nhiên nến lại đổi màu từ tăng sang giảm, tức là phe bán đang lật ngược thế cờ.
Đọc hiểu 2 cây nến là kỹ năng tối quan trọng, khi thành thạo nó sẽ giúp các bạn xác định các swing high/swing low và điểm kết thúc con sóng hồi.
2.2.1.2. Thử giá
Thử giá – testing – tức là khi thị trường di chuyển tới 1 mức giá xác định trước đó để “thử” (test) xem mức đó có chấp nhận cho giá đi qua không. Nếu không thì là test thất bại, tức là từ chối giá (rejection).
Giá cao nhất và thấp nhất của 1 cây nến đơn là những hỗ trợ kháng cự 1 cách tự nhiên. Hành động thử tại các mức đỉnh đáy này là 1 hành động quan trọng của thị trường mà chúng ta cần phải hiểu.
Trong cùng biểu đồ trên, nhưng lần này ta tập trung vào việc cây nến sau test đỉnh đáy của cây nến liền trước, để xem câu chuyện thế nào:
Nến thứ hai vượt lên trên đỉnh của nến trước nhưng bị từ chối (bearish)
Nến thứ hai vượt xuống đáy của nến trước và giảm mạnh (bearish)
các bạn thử phân tích xem sao. Nến trước là giảm mạnh, nến sau đục thủng đáy nến trước nhưng lại đóng cửa cao hơn và để lại râu bên dưới, tức là có lực mua (bullish)
Các bạn có thể thấy, mỗi cây nến kể 1 câu chuyện của riêng nó, nhưng khi kết hợp với cây nến trước nó hoặc sau nó, ta có 1 bức tranh đầy đủ hơn của hành động giá.
Như chúng ta vừa học, đọc hiểu 2 cây nến sẽ cho ta thấy bức tranh đơn giản của thị trường vào thời điểm đó, nhưng chưa đủ để vào lệnh. Cây nến thứ 3 sẽ là cây nến xác nhận có nên vào lệnh hay không. Thường khi thấy 2 cây nến đầu, ta đã đủ cơ sở để kỳ vọng về nến thứ 3.
Cũng cùng biểu đồ trên, thử phân tích cụm 3 nến từ trái sang phải:
Hai nến đầu tiên giảm với lực khá tốt (vì độ dài nến tốt), hơn nữa nến thứ 2 vượt xuống nến đầu (test thành công). Do vậy ta kỳ vọng nến thứ 3 sẽ là nến giảm. Đúng như vậy, nến thứ 3 giảm và cố gắng vượt lên đỉnh nến trước nó nhưng thất bại.
Hai nến đầu ngược hẳn với 2 nến đầu của cụm nến 1, tăng mạnh và nến sau vượt lên hẳn nến trước. Tuy nhiên nến thứ 3 bị đỉnh nến trước từ chối và cho thấy lực bán tăng qua cái đuôi trên dài và thân nến hầu như không có;
Tự làm nào các bạn. Nến giảm thứ 2 đã xoá sạch đà tăng của nến trước đó, nên ta kỳ vọng giá sẽ giảm sâu hơn. Tuy nhiên nến thứ 3 lại là tăng. Như vậy khả năng đảo chiều tăng là có thể.
Giờ các bạn thử mở biểu đồ ra và tập phân tích cụm 3 nến, xem câu chuyện chúng đang kể là gì nhé. Hy vọng bài này sẽ giúp các bạn hiểu phần nào về cách đọc hiểu hành động giá – Price Action.
Biên dịch từ :BEGINNER’S GUIDE TO READING PRICE ACTION
2.2.1. Đọc hiểu hai cây nến
Khi qua tới phần này, ta cần phải hiểu về 2 khái niệm: hoàn cảnh (context) và thử giá (testing, hoặc retest).2.2.1.1. Hoàn cảnh thị trường
Thị trường không vận hành bằng từng thanh nến. Hành động giá cũng vậy, nó phải dựa trên từng thanh nến và hoàn cảnh thị trường thời điểm đó để di chuyển. Do vậy ta cũng phải hiểu được hoàn cảnh thị trường.
Trong cụm 2 cây nến, ta có thể thấy được hoàn cảnh cho cây nến thứ hai. Cây nến đầu tiên cung cấp 1 thước đo, mà từ đó ta dựa vào để hiểu cây nến tiếp theo.
Trong bài trước, chúng ta đã biết rằng cây nến càng dài thì độ biến động của thị trường trong thời điểm đó càng lớn. Nhưng dài là dài thế nào? Bao nhiêu gọi là dài? Lúc này ta cần dựa vào cây nến liền trước nó để đánh giá và so sánh. Bằng cách này, chúng ta trở nên khách quan hơn, chứ không đơn thuần nói dài một cách vô nghĩa.
Trong ví dụ trên, thử phân tích các cặp nến từ trái sang phải:
Range nến sau ngắn hơn nến trước, tức là độ biến động của thị trường đang giảm dần;
Thân nến ngắn lại – thị trường chuyển từ bullish sang phân vân, chưa xác định. Bóng nến trên dài ra, cho thấy lực bán đang tăng dần;
Thử phân tích xem các bạn? Thân nến dài ra, tức là độ biến động tăng lên. Tuy nhiên nến lại đổi màu từ tăng sang giảm, tức là phe bán đang lật ngược thế cờ.
Đọc hiểu 2 cây nến là kỹ năng tối quan trọng, khi thành thạo nó sẽ giúp các bạn xác định các swing high/swing low và điểm kết thúc con sóng hồi.
2.2.1.2. Thử giá
Thử giá – testing – tức là khi thị trường di chuyển tới 1 mức giá xác định trước đó để “thử” (test) xem mức đó có chấp nhận cho giá đi qua không. Nếu không thì là test thất bại, tức là từ chối giá (rejection).
Giá cao nhất và thấp nhất của 1 cây nến đơn là những hỗ trợ kháng cự 1 cách tự nhiên. Hành động thử tại các mức đỉnh đáy này là 1 hành động quan trọng của thị trường mà chúng ta cần phải hiểu.
Trong cùng biểu đồ trên, nhưng lần này ta tập trung vào việc cây nến sau test đỉnh đáy của cây nến liền trước, để xem câu chuyện thế nào:
Nến thứ hai vượt lên trên đỉnh của nến trước nhưng bị từ chối (bearish)
Nến thứ hai vượt xuống đáy của nến trước và giảm mạnh (bearish)
các bạn thử phân tích xem sao. Nến trước là giảm mạnh, nến sau đục thủng đáy nến trước nhưng lại đóng cửa cao hơn và để lại râu bên dưới, tức là có lực mua (bullish)
Các bạn có thể thấy, mỗi cây nến kể 1 câu chuyện của riêng nó, nhưng khi kết hợp với cây nến trước nó hoặc sau nó, ta có 1 bức tranh đầy đủ hơn của hành động giá.
2.2.2. Đọc hiểu 3 cây nến
Đọc hiểu 3 cây nến là mức độ mà 1 Price Action Trader cần phải đạt được, trước khi có thể ra quyết định vào lệnh dựa trên hành động giá.Như chúng ta vừa học, đọc hiểu 2 cây nến sẽ cho ta thấy bức tranh đơn giản của thị trường vào thời điểm đó, nhưng chưa đủ để vào lệnh. Cây nến thứ 3 sẽ là cây nến xác nhận có nên vào lệnh hay không. Thường khi thấy 2 cây nến đầu, ta đã đủ cơ sở để kỳ vọng về nến thứ 3.
Cũng cùng biểu đồ trên, thử phân tích cụm 3 nến từ trái sang phải:
Hai nến đầu tiên giảm với lực khá tốt (vì độ dài nến tốt), hơn nữa nến thứ 2 vượt xuống nến đầu (test thành công). Do vậy ta kỳ vọng nến thứ 3 sẽ là nến giảm. Đúng như vậy, nến thứ 3 giảm và cố gắng vượt lên đỉnh nến trước nó nhưng thất bại.
Hai nến đầu ngược hẳn với 2 nến đầu của cụm nến 1, tăng mạnh và nến sau vượt lên hẳn nến trước. Tuy nhiên nến thứ 3 bị đỉnh nến trước từ chối và cho thấy lực bán tăng qua cái đuôi trên dài và thân nến hầu như không có;
Tự làm nào các bạn. Nến giảm thứ 2 đã xoá sạch đà tăng của nến trước đó, nên ta kỳ vọng giá sẽ giảm sâu hơn. Tuy nhiên nến thứ 3 lại là tăng. Như vậy khả năng đảo chiều tăng là có thể.
Giờ các bạn thử mở biểu đồ ra và tập phân tích cụm 3 nến, xem câu chuyện chúng đang kể là gì nhé. Hy vọng bài này sẽ giúp các bạn hiểu phần nào về cách đọc hiểu hành động giá – Price Action.