Kỹ năng price action trader phải thành thục - bài 12 | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ Kỹ năng price action trader phải thành thục - bài 12

admin

Administrator
942
27

Sáu kỹ năng Price Action Trader phải thành thục​

Hôm nay chúng ta sẽ đi qua phần 3: Các công cụ mà Price Action tận dụng. Anh em với vai trò là 1 Price Action Trader phải biết xài thành thục các công cụ này. Chúng bao gồm các thứ đơn giản nhưng quan trọng như các điểm xoay chiều, xu hướng, hỗ trợ kháng cự, đường xu hướng, vùng giá giằng co. Anh em phải luyện tập thành thạo các kỹ năng dưới đây:

Biên dịch từ: WHAT’S IN YOUR PRICE ACTION TRADING TOOLBOX? 5 SKILLS ALL PRICE ACTION TRADERS MUST HAVE

3.1.1. Tìm các điểm xoay chiều (Swing point)​

Giá di chuyển theo các sóng, các sóng đảo chiều tạo nên các điểm xoay chiều. Xác định các điểm xoay chiều này tức là chúng ta đang xác định cấu trúc thị trường. Đó là các dấu hiệu đơn giản mà chính xác nhất của hỗ trợ kháng cự.

Cấu trúc thị trường giống như chiến trận vậy. Đó là trận địa mà anh em sẽ đánh kẻ thù tại đó. Càng thấu hiểu về địa hình của trận địa, lợi thế anh em càng lớn.

Hãy quan sát các điểm xoay chiều của sóng giá, chúng sẽ cho anh em thấy:

  • Xu hướng chủ đạo;
  • Hỗ trợ kháng cự - vùng vào lệnh tiềm năng.
Ví dụ:

Hai điểm swing đầu tiên là các swing point quan trọng.

Mặc dù trước đó là đoạn giảm giá mạnh, giá vẫn được hỗ trợ tốt bởi vùng 2 điểm swing point trước đó đi qua.

Sóng giảm số 3 này sẽ phóng to trong chart bên dưới.

Quan sát các swing high và swing low. Chúng thấp dần. Các cố gắng vượt lên điểm swing trước đó đều thất bại. Đây là xu hướng giảm.

Giá chạm vùng hỗ trợ trước đó trên chart đầu tiên và hình thành 1 long tailed candle - từ chối giảm.

Có anh em dùng chỉ báo ZigZag để xác định các swing point. Đừng như vậy, hãy tự xác định để tập cho mắt nhạy hơn với hành động giá.

3.1.2. Xác định xu hướng 1 cách chính xác​

Nói thì nghe dễ, nhưng phần lớn chúng ta xác định xu hướng 1 cách rất cảm tính, cứ thấy giá tăng 1 đoạn thì bảo là xu hướng tăng, hoặc giá giảm mạnh 1 phát là bảo xu hướng giảm.

Có rất nhiều trường hợp giá đang giảm nhưng đó chỉ là sóng hồi của xu hướng tăng chủ đạo. Ngược lại giá đang tăng nhưng chỉ là sóng hồi của xu hướng giảm lớn trước đó. Đôi khi chúng ta còn bị rối khi phân tích đa khung, thậm chí không xác định được xu hướng thật sự là gì.

Xu hướng tăng gồm các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn (higher high-higher low), Xu hướng giảm gồm các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn (lower high-lower low). Như vậy để có được 1 Xu hướng tăng, ta phải thấy ít nhất 1 cặp đỉnh cao hơn-đáy cao hơn, và ngược lại.



Trong 1 xu hướng tăng chúng ta có 2 thành phần chính là: sóng tăng và sóng điều chỉnh (sóng giảm). Trong hình vẽ thể hiện 2 xu hướng tăng, những bước sóng (1-2), (3-4), (5-6) là những sóng điều chỉnh trong 1 xu hướng tăng. Những khung hình chữ nhật được vé ra từ (đỉnh 1-đáy 2), (đỉnh 3-đáy 4) được gọi là vùng điều chỉnh của 1 xu hướng. Thông thường trong 1 xu hướng tăng, sóng điều chỉnh sẽ có giá đóng cửa nằm trong vùng điều chỉnh (hình A), xu hướng này được cho là xu hướng tăng thường, độ bền vững cao, độ tin cậy cao (các đáy khó bị phá vỡ, nếu vỡ là vỡ luôn xu hướng). Với hình (B), ta thấy sóng điều chỉnh không có giá đóng cửa nằm trong vùng điều chỉnh, xu hướng tăng này được cho là xu hướng tăng mạnh, quá gấp rút nên thường không bền vững, độ tin cậy thấp (các đáy dễ bị phá vỡ, vỡ rồi chưa chắc xu hướng vỡ).
ví dụ minh họa:





Với hình (A), xu hướng tăng bị phá vỡ khi giá đóng cửa dưới đáy 6. Với hình (B), khi giá đóng cửa dưới đáy 4 hay 6 thì vẫn chưa chắc xu hướng bị phá vỡ, vì rất có thể xảy ra trường hợp như hình (B’):

3.1.3. Vẽ đường xu hướng​

Đường xu hướng là 1 hình tượng tự nhiên của 1 xu hướng, nó nối các điểm xoay chiều với nhau. Nếu xu hướng tôn trọng đường xu hướng, đó là 1 xu hướng mạnh và bền vững.

  • Đường xu hướng cho ta biết xu hướng hiện tại là gì, có bền vững không;
  • Có thể coi là 1 hỗ trợ hay kháng cự thứ cấp;
  • Cho chúng ta 1 cảm nhận về động lực của xu hướng.


Để vẽ đường xu hướng tốt, Trader trước tiên phải xác định chính xác các điểm xoay chiều, từ đó vẽ 1 đường nối chúng với nhau từ trái sang phải. Luôn luôn vẽ đường xu hướng từ trái sang phải nhé anh em. Đường xu hướng có thể nối các đỉnh đáy của cây nến hoặc giá đóng cửa của cây nến đều được. Miễn sao khi vẽ xong anh em cảm thấy rằng đường xu hướng đó đang được tôn trọng, và có khả năng được tôn trọng thêm lần nữa trong tương lai.

3.1.4. Quyết định 1 vùng hỗ trợ kháng cự sẽ giữ được hay thất bại​

Nếu anh em kỳ vọng 1 vùng hỗ trợ sẽ giữ được, anh em sẽ buy khi giá test vùng hỗ trợ. Ngược lại nếu kỳ vọng vùng đó sẽ không giữ được, anh em sẽ sell khi giá phá khỏi hỗ trợ và đi xuống.

Giữ được hay thất bại? Quyết định này sẽ thay đổi chiến lược của anh em.

Chìa khoá để cho 1 quyết định đúng là Kiên Nhẫn. Nếu còn nghi ngờ, hãy chờ đợi thêm cho nhiều tín hiệu hành động giá hơn xuất hiện. Price Action Trader nào cũng quen với việc chờ đợi cả. Thực ra việc chờ đợi đem lại cho chúng ta nhiều lợi hơn hại, chúng ta ít khi thua lỗ vì chờ đợi mà sẽ thường thua lỗ vì hấp tấp nhiều hơn.

Anh em xem thử phân tích sau:


Các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn gợi ý 1 đợt giảm giá tiếp diễn

Giá phá xuống đường xu hướng, ta vẫn chưa biết đây là 1 cú phá vỡ đường xu hướng hay chưa

Nếu kiên nhẫn, chúng ta có thể thấy được 1 swing low cao hơn xuất hiện, tức là vùng hỗ trợ này vẫn còn tốt và có thể buy được. Cú bật lên là 1 nến đảo chiều chủ chốt (key reversal bar)

3.1.5. Nhận biết lực mua và lực bán qua từng thanh nến​

Lực mua và lực bán đều thể hiện tất cả trên biểu đồ. Price Action Trader phải biết đọc các dấu hiệu đó và thấy được lực mua và lực bán có mạnh không, lực nào mạnh hơn, phe nào đang thắng thế.

Anh em có theo dõi các bài phân tích trong “hôm nay trade coin gì” của mình sẽ thấy mình thường xuyên “kể” câu chuyện giữa bò và gấu, đánh nhau thế nào, con nào đang thắng thế. Giống như đọc trong sách ra vậy. Đó là kỹ năng nhận ra lực mua và lực bán. Các phương pháp đọc hiểu từng thanh nến trong Price Action cũng đã được chúng ta bàn qua khá nhiều trong Phần II.

Anh em có nhận ra được lực mua và lực bán trong biểu đồ này không?


Lực bán thể hiện qua các bóng trên của nến, lực mua thể hiện qua các bóng dưới của nến. Chiều dài cả cây nến chính là độ biến động. Chiều dài thân nến cho thấy phe nào đang thắng thế. Cả bóng trên, bóng dưới, chiều dài nến đều cung cấp cho chúng ta 1 mảnh thông tin giá trị.

3.1.6. Đặt ra các mục tiêu giá khả thi​

Chốt lời là 1 kỹ năng thường bị bỏ qua trong các phương pháp giao dịch. Price Action Trader phải biết đặt ra các mục tiêu giá khả thi để khả năng đạt được là cao nhất



KẾT LUẬN - KỸ NĂNG GIAO DỊCH PRICE ACTION
Trở thành một nhà giao dịch hành động giá không chỉ có nghĩa là biết mô hình nến Engulfing hay hình thành biểu đồ Đầu & Vai là gì.

Như bạn có thể thấy, một nhà giao dịch giá tốt cần thực hiện nhiều loại phân tích khác nhau.

  • Tìm các điểm xoay chiều (swing point)
  • Xác định xu hướng 1 cách chính xác
  • Vẽ đường xu hướng
  • Quyết định 1 vùng hỗ trợ kháng cự sẽ giữ được hay thất bại
  • Nhận biết lực mua và lực bán qua từng thanh nến
  • Đặt ra các mục tiêu giá khả thi để có thể thoát lệnh với lợi nhuận
Nếu bạn muốn trở thành một nhà giao dịch hành động giá tuyệt vời, người tạo ra lợi nhuận ổn định mà không dựa vào may mắn, bạn cần phải khéo léo hơn hầu hết các nhà giao dịch khác. Ít nhất là tốt hơn 80% đã thua trong trò chơi giao dịch.

Điều đó không dễ dàng nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được nếu bạn đủ gan dạ.

Cuối cùng, đừng cố học mọi thứ cùng một lúc.

Bắt đầu với việc hiểu được bức tranh toàn cảnh hơn về sự thiên vị của thị trường. Biết những gì giá đang làm bây giờ. Sau đó, chuyển sang tìm các mục nhập và thoát giao dịch.

Hầu hết các nhà giao dịch bắt đầu từ việc tìm kiếm điểm vào lệnh, bỏ qua bối cảnh thị trường. Hầu hết các nhà giao dịch đều thất bại.

Trong các phần sau, ta sẽ lần lượt đi qua các công cụ lợi hại nhất của Price Action.
 
Top Bottom