admin
Administrator
- 942
- 27
Giới thiệu
Hơn 100 năm tuổi, lý thuyết Dow vẫn là nền tảng của phân tích kỹ thuật. Lý thuyết Dow được hình thành từ một loạt các Tạp chí Phố Wall các bài xã luận Được tác giả bởi Charles H. Dow, từ năm 1900 cho đến khi ông qua đời vào năm 1902. Những bài xã luận này phản ánh niềm tin của Dow vào thị trường chứng khoán hoạt động như thế nào và thị trường có thể được sử dụng như thế nào để đo lường sức khỏe của môi trường kinh doanh. Do cái chết của ông ấy, Dow không bao giờ công bố lý thuyết hoàn chỉnh của mình trên thị trường,Một số đóng góp quan trọng cho lý thuyết Dow
- William P. Hamilton's "The Stock Market Barometer" (1922),
- Robert Rhea's "The Dow Theory" (1932),
- E. George Schaefer "Tôi đã giúp nhiều hơn như thế nào
- 10.000 nhà đầu tư kiếm lời từ cổ phiếu "(1960)"
- Lý thuyết Dow ngày nay "của Richard Russell (1961).
- Thị trường chứng khoán là một thước đo đáng tin cậy về các điều kiện kinh doanh tổng thể
- Bằng cách phân tích thị trường tổng thể, người ta có thể đánh giá chính xác những điều kiện đó
- và xác định hướng của các xu hướng thị trường chính và hướng có thể xảy ra của các cổ phiếu riêng lẻ.
- Lần đầu tiên Dow sử dụng lý thuyết của mình để tạo ra
Chỉ số công nghiệp Dow Jones và
Chỉ số đường sắt Dow Jones
bây giờ là Chỉ số Giao thông vận tải
6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow
- Thị trường có 3 xu hướng chính.
- Các xu hướng thị trường gồm có 3 giai đoạn.
- Giá cả phản ánh tin tức.
- Sự tương quan phải được thể hiện
- Xu hướng được xác nhận bởi khối lượng giao dịch (volume).
- Các xu hướng tồn tại đến khi có những tín hiệu cho thấy chúng đã kết thúc.
3 xu hướng chính
Dow đã nêu ra trong lý thuyết của mình rằng thị trường gồm 3 xu hướng chính:- Xu hướng lớn (Primary movement): xu hướng này rất dài từ một năm đến vài năm. Không ai có thể thực sự dự đoán được những chu kỳ này và nó cúng không thể bị thao túng bởi những tổ chức lớn.
- Xu hướng trung bình (Medium swing): Độ dài của những loại xu hướng này thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng, những điểm được cho là hay xuất hiện retrace là ở mức 0.33% và 0.66%.
- Xu hướng nhỏ (Minor movements): Đây là dạng xu hướng nhỏ nhất trong Lý thuyết Dow, nó thường kéo dài từ 1 giờ đến dưới một tháng. Do tính chất ngắn hạn của nó, dạng xu hướng này có khả năng bị thao túng với những nhóm người hoặc tổ chức lớn.
3 giai đoạn chính
Lý thuyết Dow phát biểu rằng xu hướng dài hạn thường có 3 giai đoạn gồm:- Tích lũy (Accumulation): Giai đoạn này thị trường di chuyển chậm, rất chậm, gần với mức tối thiểu. Thông thường ở giai đoạn này, sự hoảng loạn bao trùm lên những nhà giao dịch ít thông tin, trong khi những dòng smart money thì đang âm thầm mua vào hấp thụ hết những lệnh bán từ những nhà giao dịch đang trong cơn bán tháo.
- Giai đoạn có xu hướng: Đây là thời khắc mà gần như tất cả những người tham gia thị trường đều bắt đầu nhận ra những chuyển động đi lên của giá và bắt đầu mua vào. Tâm trạng chung của thị trường là hy vọng và lạc quan.
- Giai đoạn phân phối (Distribution): Giai đoạn này là lúc thị trường đã trở nên quá nóng. Nhờ vào những phương tiện truyền thông mà đám đông đã biết được rằng thị trường đang có xu hướng tăng và họ không thể chờ đợi lâu hơn để mua vào. Sự lạc quan ban đầu chuyển sang hưng phấn thái quá. Những dòng smart money đã mua vào ở giai đoạn thị trường tích lũy bắt đầu quá trình phân phối (bán ra) cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ – những người thiếu thông tin.
Giá cả phản ánh tin tức
Nội dung của nguyên tắc này đó là giá sẽ phản ánh tin tức được phát hành “ngay lập tức” và cả những lời đồn thông qua việc di chuyển trước đó. Hiện tượng này được biết đến với cái tên quen thuộc hơn “Mua tin đồn-Bán sự thật”. Bạn sẽ hiểu ngay vấn đề khi nhìn hình bên dưới.Sự tương quan phải được thể hiện
Đây chính là nguyên tắc nền tảng của phân tích liên thị trường. Ví dụ cho trường hợp này, trong thời điểm những ngành công nghiệp phát triển, ngành vận tải sẽ có cơ hội phát triển theo vì chúng có độ tương quan với nhau.Một ví dụ nhỏ hơn trong lĩnh vực tài chính đó chính là giá Gold và giá Yên nhật. Chúng thường được xem là những nơi trú ẩn khi có những rủi ro xuất hiện, nên giá của chúng thường chuyển động cùng hướng với nhau.
Các xu hướng xác nhận bởi khối lượng giao dịch (Volume)
Nguyên tắc quan trọng tiếp theo của Lý thuyết Dow liên quan đến Volume cụ thể: Trong một xu hướng, khối lượng giao dịch phải gia tăng theo những sóng đẩy (theo hướng của trend) và giảm trong giai đoạn điều chỉnh (ngược trend).Khi điều này xảy ra tức là sự di chuyển của thị trường đang đang được thúc đẩy bởi những người tham gia mới, do đó làm gia tăng cung/cầu.
Dưới đây là ví dụ về “xu hướng được xác nhận bởi volume:
Bạn có thể thấy gia đoạn hình thành những higher high đều có mức volume bị suy giảm.
Còn với ví dụ tiếp theo này bạn không có một xu hướng ràng và nó cũng không có mối liên hệ với volume như lý thuyết đã đề ra.
Các xu hướng tồn tại đến khi có những tín hiệu cho thấy chúng đã kết thúc
Nguyên tắc nền tảng cuối cùng của Lý thuyết Dow chính là việc xác định xu hướng thông qua sự hình thành các đỉnh/đáy.Một xu hướng tăng được xác định gồm những đỉnh-cao hơn và đáy-cao hơn, ngược lại với một xu hướng giảm.
Một xu hướng tăng với những đỉnh đáy cao hơn đến khi chúng bị phá vỡ.
Một xu hướng giảm với những đỉnh đáy thấp hơn.
Những mặt hạn chế
Trái lại với việc nhiều người vẫn coi Lý thuyết Dow là một dạng kim chỉ nam, một dạng bí kíp tuyệt học cho lĩnh vực phân tích đầu tư tài chính, thì nhiều nghiên cứu sử dụng các công cụ thống kê hiện đại lại cho thấy Lý thuyết Dow cũng có nhiều hạn chế. Dưới đây là một số hạn chế cơ bản.Lý thuyết Dow quá trễ
Đây là một phê bình đúng. Đôi khi người ta còn thậm chí cho rằng nếu mỗi biến động lớn của thị trường được chia thành ba phần thì Lý thuyết Dow sẽ làm người tuân theo nó mất đi cơ hội kiếm lời ở phần đầu và cuối của biến động này, có khi là mất đi toàn bộ cơ hội.Nhắc lại rằng đây là một điểm đúng về Lý thuyết Dow, nhưng trên thực tế những hành động theo đúng Lý thuyết Dow cũng đã mang lại lợi nhuận rất lớn và có rất ít người đạt được mức lợi nhuận này. Những ghi nhận và tính toán cho thấy lợi nhuận sẽ rất cao nếu đầu tư theo đúng Lý thuyết Dow.
Lý thuyết Dow không phải lúc nào cũng đúng
Điều này hoàn toàn rõ ràng. Việc áp dụng Lý thuyết Dow hoàn toàn dựa vào khả năng giải thích tình hình thị trường và chịu sự rủi ro đối với tính chính xác của những giải thích này. Dẵu sao cũng cần nhắc lại rằng lịch sử đã chứng minh nếu tuân thủ đúng theo lý thuyết Dow thì lợi nhuận sẽ rất cao.Lý thuyết Dow thường làm cho nhà đầu tư băn khoăn
Bất cứ lúc nào Lý thuyết Dow cũng có thể đưa ra những câu trả lời dựa trên cơ sở hợp lý về tình hình thực tế của thị trường. Câu trả lời có thể sai, nhưng chỉ là trong một thời gian ngắn tương đối ở giai đoạn đầu của xu thế cấp 1 mới hình thành.Sẽ cũng có lúc một nhà phân tích theo trường phái Dow nói với một nhà đầu tư rằng: “Xu thế cơ bản của thị trường có lẽ sẽ vẫn là lên giá nhưng thị trường đã bước vào thời kỳ nguy hiểm và tôi không thể khuyên bạn chính xác nên mua gì vào lúc này. Có lẽ đã quá muộn”.
Thường thì ý kiến phản đối này chỉ phản ánh những phản ứng đối với quan điểm của Lý thuyết Dow nguyên lý chỉ số bình quân phản ánh mọi thông tin và thông số của thị trường chứng khoán. Có thể ý kiến phản đối này là của những người có quan điểm bản thân về những biến động cổ phiếu không thống nhất với quan điểm của Lý thuyết Dow.
Trong những trường hợp khác, những lời chỉ trích nhằm vào Lý thuyết Dow chỉ phản ánh duy nhất một điều là sự thiếu kiên nhẫn của người đưa ra lời chỉ trích ấy. Sẽ có thể trong nhiều tuần hay nhiều tháng (điển hình là với thị trường đang xuất hiện mô hình đường ngang) Lý thuyết Dow không thể đưa ra một nhận định cụ thể nào.
Khi đó nếu một nhà đầu tư “ưa họat động” phản ứng lại thì điều đó là hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng tính kiên nhẫn là một phẩm chất không thể thiếu trên bất kì thị trường chứng khoán nào bởi nó sẽ giúp nhà đầu tư tránh được những sai lầm nghiêm trọng.
Lý thuyết Dow không giúp nhà đầu tư khi có biến động trung gian
Nếu bạn là nhà đầu tư trong ngắn hạn. Lý thuyết Dow hầu như không đưa ra (nếu có thì chỉ rất ít) những dấu hiệu về sự thay đổi trong các xu thế trung gian. Tuy nhiên nếu có thể có được những dấu hiệu này thì rõ ràng lợi nhuận sẽ cao hơn nhiều so với chỉ đầu tư theo những biến động của xu thế cấp một.Một số nhà kinh doanh chứng khoán đã dựa trên Lý thuyết Dow để đưa ra những nguyên lý phụ áp dụng cho các biến động trung gian. Nhưng nhìn chung chưa có một nguyên lý nào loại này họat động thực sự có hiệu quả.
Lý thuyết Dow chỉ là một công cụ – một chiếc máy để khi ta đưa dữ liệu vào thì nó đưa ra những kết quả về xu thế cấp 1 – xu thế chính của thị trường. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi hầu hết các cổ phiếu trên thị trường đều vận động theo xu thế đó. Lý thuyết Dow không thể chỉ ra, không thể giúp bạn xác định nên mua hay bán loại cổ phiếu nào.