admin
Administrator
- 942
- 27
Lý thuyết sóng Elliott thường được sử dụng như một phương pháp dự báo hướng di chuyển của thị trường, bằng cách phân tích các bước sóng của thị trường từ trong quá khứ để dự đoán diễn biến các bước sóng trong tương lai.
Nhưng nếu anh em chỉ dùng sóng Elliott như một hệ thống/phương pháp giao dịch thì chưa thực sự đầy đủ vì sóng Elliott có thể giúp Trader quản lý lệnh (trade management) cực kỳ tốt. Trong ví dụ ở bài viết này, mình sẽ giới thiệu phương pháp cắt lệnh thua lỗ tốt hơn với mô hình sóng Elliott.
Ứng dụng lý thuyết sóng Elliott để quản lý lệnh trên cặp EURJPY
Click vào hình để phóng to
Cặp EURJPY vào ngày 17/5 đã hình thành bộ 5 sóng đẩy (tạo đỉnh ở con sóng thứ 5 như trên hình). Từ sóng thứ 5, ta dự đoán thị trường sẽ tạo 3 sóng hồi a-b-c và breakout đường kênh giá. Giá đã có dấu hiệu breakout ở mốc giá 124, đây là cơ hội để ta vào lệnh sell với stop loss đặt ở 125.9.
Đây là cách vào lệnh theo kiểu breakout, sẽ có nhiều anh em hơi "dị ứng" với trade breakout có thể ứng dụng phương pháp trade pullback, tức là đợi sóng hồi về vùng vừa breakout rồi tiếp tục sell tiếp.
Tạm thời giả sử ta vào lệnh sell khi giá breakout ở mức 124. Với lệnh này, ta sẽ lỗ khoảng 190 pips nếu đặt stop loss ở 125.9 (đỉnh sóng số 5).
Quản lý lệnh bằng sóng Elliott
Kể từ thời điểm Trader vào lệnh, giá breakout và giảm một đoạn sâu hình thành sóng a trong chuỗi sóng Elliott.
Bây giờ ta sẽ vào khung thời gian thấp để quan sát những con sóng Elliott trong khung thời gian nhỏ.
Quản lý lệnh với sóng Elliott trên khung thời gian nhỏ
Khung M30 của cặp EURJPY đã hình thành 5 sóng đẩy theo hướng giảm (tương đương sóng a của khung H2 bên trên). Ta kỳ vọng sóng b sẽ hình thành trong các mô hình sóng tiếp theo, nhưng không kéo dài quá lâu và tạo đỉnh tại Fibo 50-61.8% trong đợt sóng hồi này. Điểm đặt Stop loss của chúng ta vẫn đang đặt ở đỉnh của sóng v trên khung H2.
Chờ đợi price action hình thành mô hình giá
Giá đã hình thành 3 con sóng hồi gần vùng 124.95. Sau đó, giá đã thực hiện thêm một cú đẩy và hình thành mô hình giá 2 đỉnh (double top). Có thể xem đây là điểm kết thúc của chuỗi sóng hồi a-b-c trên khung M30. Ta sẽ dịch chuyển điểm đặt stop loss cũ của chúng ta đến vùng giá mới bên trên mô hình giá 2 đỉnh. Tại đây, ta đã có thể giảm mức lỗ từ 190 pips xuống còn 95 pips.
Lệnh giao dịch của chúng ta bị dính stop loss sau khi giá vọt lên breakout mô hình 2 đỉnh. Đây là cách các Trader chuyên nghiệp sử dụng sóng Elliott để cắt lệnh. Đợt hồi giá này không chứng minh điểm vào lệnh ban nãy của chúng ta bị sai. Trading rất khác so với việc bạn phân tích. Mục tiêu của Trader là cắt lỗ nhanh và để lợi nhuận đi càng xa càng tốt (cut loss quick, let profit run). Chúng ta đã đạt được mục tiêu số 1 (cut loss quick).
Chờ đợi để tiếp tục vào lệnh lần 2
Mặc dù đợt hồi giá của thị trường trông khá giống với sóng số 5 nhưng giá vẫn chưa breakout vùng 125.9, do đó ta vẫn xem như đây là đợt giá hồi và giá đã hoàn thành đủ 3 bước sóng a-b-c. Đợi cho đến khi giá breakout đường kênh giá tiếp theo, ta sẽ vào lệnh bán lần 2 và tiếp tục quản lý lệnh theo cách mình đã giới thiệu ở trên.
Biên tập từ:
How to cut losses using Elliott wave theory: a practical example
Mã:
https://atozmarkets.com/news/cut-losses-using-elliott-wave-theory/