Bản tin tài chính tuần 07 – 11/03/2022 | Cộng Đồng Forex Việt | Cộng Đồng Forex Việt

Chia sẻ Bản tin tài chính tuần 07 – 11/03/2022

Tổng hợp tin tức cho tuần 07/03 – 11/03 hãy cùng Investo.vn cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế ngày hôm nay. Những sự kiện nổi bật nào sẽ được nhắc đến trong ngày giao dịch?

Tình hình xung đột tại Ukraine sẽ tiếp tục chi phối tâm lý thị trường trong tuần này, khi đợt tăng giá hàng hóa trong tuần trước tiếp tục được duy trì, làm gia tăng áp lực lạm phát. Các số liệu lạm phát của Mỹ trong tháng 2 sẽ là yếu tố được giới đầu tư theo dõi sát sao, trước khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất vào ngày 16/3 tới. Cũng trong tuần này, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ tổ chức cuộc họp chính sách đầu tiên kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng phát, trong khi các dữ liệu tại Anh và Canada dự kiến sẽ làm gia tăng kỳ vọng về các đợt tăng lãi suất tiếp theo.

>> Xem thêm: Tin tức tài chính
  1. Tác động từ căng thẳng địa chính trị

Những căng thẳng địa chính trị tại Ukraine sẽ tiếp tục phủ bóng đen lên thị trường chứng khoán toàn cầu. Lo ngại về đà tăng giá hàng hóa và mức lạm phát cao hơn do các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng lãi suất của FED.

“Thị trường chứng khoán đang được thúc đẩy bởi kỳ vọng về việc FED sẽ ít quyết liệt hơn trong việc tăng lãi suất. Mối đe dọa về mức lãi suất cao hơn đã giảm bớt phần nào,” Brad Neuman – giám đốc chiến lược thị trường tại Alger nhận định. “FED sẽ bớt cứng rắn hơn do cuộc xung đột Ukraine. Tuy nhiên, vấn đề mà cơ quan này phải đối mặt vẫn chưa đượ cải thiện. Trên thực tế, nó đã trở nên trầm trọng hơn.”

Chủ tịch FED Jerome Powell hồi tuần trước cho biết, ông sẽ ủng hộ việc tăng lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới của FED, tuy nhiên cũng cho biết thêm rằng, ông sẽ “chuẩn bị hành động mạnh mẽ hơn” nếu lạm phát không giảm nhanh như dự kiến.

  1. Chỉ số CPI tại Mỹ

Các dữ liệu được công bố ngày thứ Năm dự kiến sẽ cho thấy, lạm phát của Mỹ đã tăng trở lại trong tháng 2. Các chuyên gia dự báo, mức lạm phát tại Mỹ sẽ tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, nhanh hơn mức 7,5% hồi tháng 1 – mức tăng nhanh nhất trong vòng 40 năm qua.

Trong khi xung đột tại Ukraine đã làm giảm kỳ vọng về việc FED sẽ tăng lãi suất một cách mạnh mẽ, chỉ số CPI cao hơn dự kiến có thể thúc đẩy cơ quan này hành động nhanh hơn. Điều này sẽ làm tổ hại đến các tài sản rủi ro, vốn đã bị đe dọa bởi bất ổn liên quan đến Ukraine.

Các dữ liệu tâm lý người tiêu dùng do Đại học Michigan công bố ngày thứ Sáu sẽ cung cấp cho nhà đâu tư cái nhìn sâu sắc về những khó khăn mà các hộ gia đình đang phải đối mặt, khi áp lực giá cả tăng cao làm xói mòn sức mua.

  1. Đà tăng của giá hàng hóa

Chính phủ Mỹ hôm thứ Sáu tuần trước cho biết, đang cân nhắc cắt giảm nhập khẩu dầu tư Nga. Nhà Trắng có thể dựa vào luật cấm nhập khẩu – một động thái sẽ giúp chia sẻ trách nhiệm đối với bất kỳ đợt tăng giá đột biến nào, có thể khiến mức lạm phát tăng cao hơn nữa.

Chuyên gia phân tích Giovanni Staunovo của UBS chia sẻ “Mặc dù lượng dầu Mỹ nhập khẩu từ Nga là tương đối nhỏ so với tương quan toàn cầu, tuy nhiên, giá dầu thô vẫn tăng mạnh sau thông tin về quan điểm của Washington. Lý do là bởi, nhiều nhà đầu tư lo ngại, các nước khác có thể thực hiện những động thái tương tự.”

Giá dầu trong tuần trước đã ghi nhận mức tăng theo tuần lớn nhất kể từ giữa năm 20220, trong đó dầu Brent tăng 21% còn dầu WTI tăng 26%.

Việc trì hoãn các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran cũng có thể đẩy giá dầu lên cao hơn trong tuần tới.

Bên cạnh dầu, giá ngũ cốc và kim loại cũng đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua do tình hình xung đột tại Ukraine và nỗi lo ngại về việc các biện pháp trừng phạt của phương Tây có thể làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu của Nga, đe dọa tới chuỗi cung ứng toàn cầu.

  1. Cuộc họp của ECB

ECB đã và đang đặt nền móng cho việc rút dần các chương trình kích thích kinh tế trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến toàn bộ kế hoạch của ECB bị đảo lộn.

Lạm phát tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang ở mức cao kỷ lục là 5,8% – cao gấp 3 lần mục tiêu 2% của ECB. Tình hình được dự báo sẽ còn tệ hơn nữa, khi cuộc xung đột tại Ukraine làm tăng giá năng lượng, từ đó gây ra áp lực gia tăng đối với lạm phát và che mờ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Trong ngày thứ Năm, ECB dự kiến sẽ công bố kế hoạch chấm dứt việc mua tài sản trong khuôn khổ Chương trình Mua tài sản khẩn cấp (PEPP). ECB sẽ phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng đối với việc tăng lãi suất, điều mà cơ quan này đã cam kết sẽ không thực hiện trong năm nay.

  1. Các dữ liệu kinh tế của Anh và Canada

Vương quốc Anh sẽ công bố dữ liệu GDP tháng 1 vào ngày thứ Sáu. Các chuyên gia dự báo, nền kinh tế xứ sở sương mù sẽ chỉ tăng trưởng 0,2% trong tháng này, sau khi đã giảm 0,2% trong tháng trước đó.

Bất chấp tình hình xung đột tại Ukraine, các thị trường tài chính vẫn kỳ vọng Ngân hàng trung ương Anh (BOE) sẽ tăng lãi suất từ mức 0,5% lên mức 0,75% trước đại dịch, để ứng phó với áp lực lạm phát ngày càng gia tăng.

Một nền kinh tế lớn khác là Canada dự kiến sẽ công bố báo cáo việc làm tháng 2 trong ngày thứ Sáu. Động thái này diễn ra trong bối cảnh, ngân hàng trung ương Canada hồi tuần trước,vừa tăng lãi suất lần đầu tiên trong vòng hơn 3 năm qua. Thống đốc BOC Tiff Macklem cũng không loại trừ khả năng thực hiện một đợt tăng lãi suất 50 điểm cơ bản trong tương lai để kiềm chế lạm phát nếu cần.

Các dữ liệu lạm phát của Nga trong tháng 2 cũng sẽ nhận được nhiều sự chú ý. Các chuyên gia dự báo, chỉ số CPI của nước này sẽ tăng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái, và được dự báo sẽ còn tăng cao hơn nữa, khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga có hiệu lực.

>> Devon – công ty dầu khi đang chuyển mình thành 1 cổ phiếu tăng trưởng trả cổ tức bùng nổ
 
Top Bottom