Mô hình nến Belt Hold Lines | Cộng Đồng Forex Việt

Mô hình nến belt hold lines

Mô hình Bullish Belt Hold



Belt Hold là một mô hình nến đơn. Một Bullish Belt Hold xảy ra khi giá mở cửa ở mức đáy và ngay lập tức tăng cao tạo ra một nến tăng dài. Mô hình Belt Hold tăng còn được gọi là White Opening Shaven Bottom (mô hình nến tăng với đáy không có bóng nến).

Mô hình Bearish Belt Hold



Một Bearish Belt Hold xảy ra khi giá mở cửa ở đỉnh của ngày và sau đó đi xuống trong giai đoạn còn lại, tạo nên một nến giảm dài. Mô hình Bearish Belt Hold còn được gọi là Black Opening Shaven Head (mô hình nến giảm với đỉnh không có bóng nến).

Belt Hold dự báo xu hướng tăng hoặc giảm

Theo Nison (1991, p. 94), nếu một Bullish Belt Hold xảy ra ở mức giá thấp, nó dự báo một sự đảo chiều tăng; tương tự, nếu một Bearish Belt Hold xảy ra tại vùng giá cao, nó báo hiệu một sự đảo chiều giảm. Hơn nữa, nến Belt Hold có độ lớn thân nến càng lớn, tầm quan trọng của nó sẽ càng lớn, tức là khả năng đảo chiều càng cao. Cần lưu ý rằng nếu giá ở những nến sau giảm xuống dưới mức mở cửa/giá đáy của mô hình nến Belt Hold tăng, thì mô hình sẽ không còn hiệu lực, tương tự, nếu giá ở những nếu sau tăng cao hơn mức mở cửa/ giá đỉnh của nến Belt Hold giảm, mô hình cũng sẽ vô hiệu.

Biểu đồ minh họa Bullish Belt Hold



Biểu đồ trên của Silver ETF (SLV) minh họa một Bullish Belt Hold trên vùng hỗ trợ được vẽ bằng đường màu xanh. Nến Belt Hold có giá mở cửa là một khoảng gap giảm vào vùng hỗ trợ. Ngay lập tức, phe mua nhảy vào thị trường và đẩy giá cao hơn và tạo ra một nến tăng dài.

Biểu đồ minh họa Bearish Belt Hold



Biểu đồ trên của Russell 2000 Index ETF (IWM) là một ví dụ 2 nến liền nhau gồm nến trước đó và nến Belt Hold tạo thành cặp nến Bearish Engulfing. Giá mở cửa của nến Bearish Belt Hold là một khoảng nhảy giá tăng từ cây nến trước đó. Tuy nhiên, giá sau đó giảm xuống nhanh chóng và đóng cửa tạo ra một nến giảm dài loại bỏ khoảng tăng giá của hai nến trước đó và bắt đầu một xu hướng giảm.

Tham khảo

1. Nison, S. (2003) The Candlestick Course. Hoboken: John Wiley & Sons.
2. Nison, S. (1994) Beyond Candlesticks: New Japanese Charting Techniques Revealed. New York: John Wiley & Sons.
3. Nison, S. (1991) Japanese Candlestick Charting Techniques. New York: New York Institute of Finance.
4. Rhoads, R. (2008) Candlestick Charting For Dummies. Hoboken: Wiley Publishing.
5. ThinkorSwim. (2011). ThinkorSwim Resource Center: Candlestick Patterns Library.

Nguồn Finvids.com
 
Top Bottom