Mô hình Dark Cloud Cover | Bearish Piercing Line
Dark Cloud Cover hay còn gọi là Bearish Piercing Line là một mô hình xu hướng đảo chiều xảy ra tại đỉnh của một xu hướng hoặc một vùng giá đi ngang. Nến đầu tiên là một nến tăng dài và nến thứ hai là một nến giảm dài. Nến thứ hai mở cửa trên đỉnh của nến thứ nhất và có giá đóng cửa trong thân của nến thứ nhất. Một định nghĩa ít chặt chẽ hơn là nến thứ hai chỉ cần mở cửa cao hơn giá đóng cửa của nến thứ nhất thay vì giá đỉnh. Theo nghiên cứu của Nison’s (1991, p. 44), nhiều nhà phân tích kĩ thuật cho rằng nến giảm cần phải đâm xuyên qua và đóng cửa ở mức nhiều hơn 50% thân nến trước đó. Với những ai đã biết mô hình Bearish Engulfing, Bearish Piercing Line thực ra là mô hình Bearish Engulfing không hoàn hảo, vì nến giảm thứ hai của mô hình Bearish Engulfing đâm xuyên và đóng cửa nhiều hơn 100% thân nến tăng đầu tiên.Diễn biến tâm lý mô hình Bearish Piercing Line
Tâm lý thị trường của đường nhọn giảm được giải thích như sau: Thị trường đang đi lên thì một nến tăng mạnh xuất hiện và tạo ra đỉnh mới. Ngày tiếp theo có một khoảng gap tăng và lại tạo một đỉnh mới, do đó phe mua đã hoàn toàn nắm thế chủ động. Tuy nhiên, thay vì giá tiếp tục đi cao hơn, giá bắt đầu đi xuống và giảm rất mạnh rồi đóng cửa dưới mức 50% của thân nến tăng đầu tiên. Về bản chất đỉnh mới của xu hướng tăng trước đó đã bị bác bỏ, bên bán có đủ lực để nắm lại quyền kiểm soát.
Các đặc tính của mô hình nến Dark Cloud Cover
- Nến giảm thứ hai càng đâm xuyên vùng giá của nến tăng thứ nhất sâu bao nhiêu, “cơ hội phá đỉnh sẽ cao hơn”. Nguyên nhân: Quan sát sự phản kháng của nến giảm thứ hai với nến tăng thứ nhất, nến thứ hai càng đâm sâu vào vùng giá của nến thứ nhất thì lực bán của bên bán càng mạnh. 50% là sự loại bỏ một nửa bên mua, 100% là sự loại bỏ hoàn toàn bên mua, do đó phần trăm đâm xuyên nến càng lớn thì bên bán chống lại xu hướng tăng càng mạnh
- Vùng kháng cự mạnh bị đâm thủng khi nến thứ hai mở cửa trên vùng kháng cự nhưng giá sau đó giảm và đóng cửa dưới vùng kháng cự. Nguyên nhân: Sự phá ngưỡng giả trên vùng kháng cự là dấu hiệu của bên mua cho thấy họ đã thất bại và điều đó chứng tỏ vùng kháng cự vẫn còn hiệu lực và cho phe bán sự tự tin để bắt đầu vào lệnh bán.
- Khối lượng giao dịch lớn tại giá mở cửa của nến giảm thứ hai. Nguyên nhân: Nếu khối lượng giao dịch lớn tại giá mở cửa sau một gap tăng của ngày trước đó, có nhiều trader sẽ đặt lệnh mua. Khi giá bắt đầu di chuyển ngược chiều, nhiều trader đặt lệnh mua trước đó sẽ gặp rắc rối và có thể bắt đầu bán. Một mô hình mây đen bao phủ bị vô hiệu nếu có một nến sau này đóng cửa trên giá đỉnh của mô hình mây đen bao phủ.
Kết hợp hai nến trong mô hình mây đen bao phủ = Nến bắn sao
Biểu đồ minh họa mô hình nến mây đen bao phủ
Một ví dụ điển hình của mô hình mây đen bao phủ được thể hiện ở biểu đồ trên của Healthcare SPDR ETF (XLV). Trước khi có mây đen bao phủ, xu hướng tăng đã diễn ra trong một tháng. Ngày đầu tiên của mô hình đường nhọn giảm là một nến tăng dài có giá đóng cửa tạo một đỉnh mới cho xu hướng tăng. Ngày tiếp theo là ngày thứ hai của mô hình đường nhọn giảm, mở cửa trên đỉnh của ngày đầu tiên. Đây là một đỉnh mới của xu hướng tăng. Tuy nhiên, sau giá đỉnh này, giá đảo chiều trong ngày đâm qua hai phần ba của nến tăng đầu tiên. Kể từ đó, xu hướng giảm tiếp tục trong một tháng.
Dark Cloud Cover xác nhận đường kháng cự
Một vài tuần trước khi xuất hiện mô hình đâm nhọn giảm, giá của Energy SPDR ETF (XLE) thiết lập một vùng kháng cự, thể hiện bằng đường màu xanh ở biểu đồ trên. Đây là một dạng điển hình của mô hình mây đen bao phủ, một xu hướng tăng diễn ra bao gồm một nến tăng tạo ra một đỉnh mới cho xu hướng tăng gần đó; tuy nhiên nến tăng không vượt qua vùng kháng cự. Ngày tiếp theo, ngày thứ hai của mô hình mây đen bao phủ, có gap tăng cao hơn và tiến hành tấn công vùng kháng cự nhưng vẫn không phá được vùng này. Phe bán đã loại bỏ 85% nến tăng trước đó. Sau khi mô hình đâm nhọn giảm được xác nhận, xu hướng giảm ngày càng rõ ràng hơn với gap giảm liên tục trong ba nến tiếp theo tạo ra những đáy mới.
Nguồn Finvids.com